Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

VIET CONG GIET 150 NGAN TU BINH VNCH SAU 75. VC KILLED WAR PRISONERS IN LABOR CAMPS AFTER 75

VIETNAM WAR ENDED 4-75: 3 MILLION DIED AND

VIET CONG TOOK AVENGE BY BLOODY MASSACRES ON WAR PRISONERS OF SOUTH VIET NAM AFTER 4-1975

the Dart Center for Journalism & Trauma web site.
Message from Sender:
IN HONOR OF THE TENS OF THOUSANDS OF MEN AND WOMEN WHO DIED IN VIETCONG'S LABOR CAMPS
At least 165,000 people perished in Vietnam's re-education camps after the fall of Saigon in 1975, according to published research in the United States and Europe. The Hanoi government declines comment. Following is a partial list documented by the Vietnam Human Rights Watch, a privately funded organization.
Sgt. Abdul Hamide, Tan Lap Camp (Vinh Phu), died in 1979. Ali Hung, Navy Seals, executed. Capt. Anh Dong, Paratrooper Camp 5, Ly Ba So Camp (Thanh Hoa), died in detention. 1st Lt. Au Duong Diep, Z30-A Camp, died from hunger strike in 1980. Capt. Au Duong Minh, national police, Z20-A Camp, died from hunger strike in 1979. Lt. Col. Bach Van Hien, air traffic control at Tan Son Nhat Airport, died of untreated illness at unknown location in North Vietnam. 2nd Lt. Bao Thanh, 1st Supply Battalion, Long Giao Camp (Dong Nai), executed at labor site in December 1978. Bao Trong, deputy commander for national police, Phan Dang Luu Detention Center, died after repeated torture. Lt. Bon (family name unknown), national police, Camp 4 (Yen Bai), died in detention. 2nd Lt. Bui Bang Bim, Thanh Hoa Camp, hanged . Lt. Col. Bui Hien Ton, national police, Thanh Hoa Camp, died in 1979. Lt. Col. Bui Hong Viet, military police, died of untreated illness. Cpl. Bui Huu Kiet, Nha Do Camp (Song Be), died of malnutrition and overwork on April 10, 1977. Bui Huu Kiet, Nha Do Camp, tortured to death in 1977. Bui Huu Tinh, Nam Ha Camp, died under interrogation in 1979. Capt. Bui Kim Dinh, Office of Military Security, shot by a camp guard, July 1975. Sgt. Bui Long Tim, Binh Dinh National Police Command, Z30-A Camp, died of pneumonia in August 1982. Bui Luong, head of a labor union, Xuan Phuoc Camp, died in 1984. Bui Ngoc Phuong, presidential candidate, Xuan Phuong Re-education Camp (Phu Khanh), died in 1983. Maj. Bui Nguyen Nghia, infantry, Xuan Phuoc Camp, died in 1980. 1st Lt. Bui Quoc Dong, Counter Intelligence Bureau, Ha Tay Camp, died of suspected poison injection in March 1982. Maj. Bui Van Ba, Vinh Liem Military Training Center, died in 1975. 1st Lt. Bui Van Bai, Vung Tau National Police Headquarters, Nam Ha A Camp, died in 1979. Maj. Bui Van Lang, national police, died during transfer from North to South Vietnam. Brig. Gen. Bui Van Nhu, national police, Nam Ha Camp, died in 1983. Col. Bui Van Sam, 33rd Ranger Brigade, Z30-C Camp, died in 1983. Rev. Bui Van Thay, Catholic priest, My Tho K3 Camp (Vinh Phu), died in early 1980. Capt. Cam (family name unknown), artillery division, died at unknown location in North Vietnam. Lt. Col. Can (family name unknown), military choir, Son La Camp, died of liver disease in 1976. Maj. Cang Van Nhieu, Suoi Mau Camp, died of diarrhea in 1979. Capt. Cao Phuoc An, artillery unit in Vinh Long Province, Tan Hiep Camp, died in 1978. Capt. Cao Quang Chon, prosecutor, K2 Camp (Thanh Phong, Thanh Hoa), disappeared after interrogation. Lt. Col. Cao Tan Hap, governor of Vinh Binh Province, Camp No. 6 (Nghe Tinh), died in 1978. Lt. Col. Cao Trieu Phat, paratrooper, died at unknown location in North Vietnam. Capt. Cao Xuan Huong, Lam Dong Camp, died in 1982. Judge Chau Tu Phat, Saigon District Court, U Minh Ha Camp, died under interrogation. Capt. Chieu (family name unknown), military police, An Duong Camp, died of illness in 1976. Capt. Chu Minh Loc, deputy chief for military security in Tuyen Duc Province, Hoang Lien Son Camp, beaten to death after failed escape. Col. Chung Van Bong, governor of My Tho Province, detention center in Bien Hoa, died of illness. Capt. Chuong (family name unknown), T3 Camp (Hoang Lien Son), drowned along with seven others. Capt. Cu (family name unknown), military police, Hoang Lien Son Camp, drowned at Thac Ba Falls during hard labor on Sept. 28, 1976. Cu Minh Kien, chief of Can Dang Hamlet, executed at Chuong Binh Le School. Capt. Cuu (family name unknown), Vuon Dao Camp (Cai Lay), died in 1979. Capt. Dam Dinh Loan, military academy, Van Ban Labor Camp No. 4, died in 1977 of unknown cause. Lt. Col. Dam Minh Viem, engineer corps, Suoi Mau Camp, committed suicide in February 1976. Col. Dam Trung Moc, police academy, Ha Tay Camp, died in 1982. Capt. Dan (family name unknown), retired, executed at Binh Minh Camp. Capt. Dan (family name unknown), Nam Ha Camp, died of hypothermia during winter of 1978. Maj. Dang (family name unknown), ordnance officer, Gia Trung Camp, died in 1979. Lt. Col. Dang Binh Minh, helicopter pilot for the president, Yen Bay Camp, died in 1978 or 1979. Officer Dang Dinh Tung, Trang Lon Camp (Tay Ninh), committed suicide with an overdose of chloroquine. Capt. Dang Duc Chau, Hoang Lien Son Camp; camp authorities said he drowned on July 8, 1978. Commander Dang Huu Than, council member of Khanh Hoa, A-30 Camp, executed after failed escape. Capt. Dang Minh Kinh, 9th Infantry Division, 9A Camp (Thanh Hoa), died in September 1981. Notable Dang Ngoc Liem, Cao Dai Religious Sect, executed in Tay Ninh. Dang Van Kien, national police, Quang Ngai Province, forced into a well with 11 other political prisoners and killed with a grenade explosion in 1975 in Tu Thinh, Quang Ngai. Col. Dang Van Thanh, regiment commander of 21st Infantry Division, Chuong Trau Camp (Yen Bai), died in 1976 after failed escape. Congressman Dang Van Tiep, House of Representatives, Thanh Hoa Camp, beaten to death during solitary confinement in 1982. Master Sgt. Dang Xuan Hoan, national police, Phu Huu Detention Camp (Binh Duong), taken into the woods by camp guards and executed on May 15, 1975, along with 12 other political prisoners. Lt. Col. Dang Xuan Nong, ordnance officer, Khanh Hoa Prison, died in detention. Capt. Danh (family name unknown), medical assistant in 4th Military Zone, Hoang Lien Son Camp, died of diarrhea. Dao Cong Hoang, teacher of French literature at Chu Van An High School, Song Cai Camp, died of malnutrition and exhaustion in March 1981. Lt. Col. Dao Ngoc Thanh, chief of staff's office, died at unknown location. Dao Quy Binh, died from a hunger strike. 1st Lt. Dao Thanh Ta, national police, Z30-D Camp, died from lack of medication for asthma in late 1978. Maj. Dau Quang Duong, Cay Mai Intelligence Unit Camp C, Phu Son 4 (Bac Thai), died in detention. Deo Van Ngay, civil servant, executed after failed escape in 1978. Maj. Diep Van Sa, chief of Military Security Section, Vinh Quang Camp, died of tuberculosis in 1980. Officer Dieu (family name unknown), An Duong Re-education Camp, died of illness in 1976. Capt. Dieu Chinh Thang, Ham Tri Camp, last seen alive in 1976 by fellow inmates. Congressman Dinh On, House of Representatives, Kim Son Camp (Binh Dinh), died from beating. 1st Lt. Dinh Quang Ha, Tan Bien Camp, executed on Dec. 15, 1977, after failed escape. Family denied permission for proper burial. Dinh Reu, ranger for Border Patrol Battalion 69, Son Nhom Camp, died of fever. Dinh Van Bien, Vietnam's Nationalist Party, Tien Lanh Camp (Quang Nam), died in detention. Lt. Col. Dinh Van Tan, department of defense, Yen Bay Camp, died of food poisoning. Maj. Do Dinh Ky, Long Giao Camp (Long Khanh), died in 1975. Officer Do Huu Tai, Xuyen Moc Camp, executed on May 26, 1980, after failed escape. Maj. Do Huu Tuoc, Dalat Military Cadet Academy, Lang Son Camp, died in detention. Maj. Do Kien Nau, national police, Ha Tay Camp, died in 1977. Lt. Col. Do Ngoc Anh, navy, accidental death during forced labor in 1976. 1st Lt. Do Rang Dong, paratrooper, Long Khanh Camp, killed in 1976 by explosion while clearing land mines. Do Van Diem, Dong Nai Re-education Camp, died of malaria on April 3, 1979. Capt. Do Van Muoi, Phoenix Program, executed after failed escape. Capt. Do Van Nhi, Ly Ba So Camp (Thanh Hoa), died in detention. Capt. Do Van Toan, Infantry Camp K1, died in 1982. Sgt. Do Van Tuong, Ninh Thuan National Police Command, Song Cai Camp, died from dengue fever in November 1975. Col. Do Xuan Sinh, deputy director of Military Supplies Office, Hoang Lien Son Camp, died in detention. Col. Doan Boi Tran, deputy chief of staff for political warfare, Z30-C Camp, died upon release due to illnesses contracted in detention. Maj. Doan Huu Tu, Nam Ha Camp, died during interrogation. Lt. Col. Doan Minh Viem, engineer corps, Suoi Mau Camp (Bien Hoa), committed suicide. Doan Quang Chau, Rural Pacification Program, K20 Camp (Ben Tre), died on Dec. 15, 1978, along with 16 inmates. Maj. Doan The Don, Office of the Military Inspector General, Thanh Xuong Camp (Thanh Hoa), died in detention. 1st Lt. Doan Tu Bang, Long Khanh Camp, killed by explosion while clearing land mines. Lt. Col. Doan Van Anh, 4th Military Zone, Yen Bai Camp, died from exhaustion. Doan Van Chau, Rural Pacification Program, executed. Maj. General Doan Van Quang, commander of special forces, Ha Tay Camp, died in 1984. Officer Doan Van Xuong, Military Cadet Academy Camp T6, Nghe Tinh Camp, beaten to death after failed escape in December 1980. Lt. Col. Doan Viet Thuyen, Thu Duc Military Academy, Z30-D Camp, died on April 29, 1987. Lt. Col. Doan Xuan Viem, Muong Khai Camp (Son La), died in detention. Lt. Col. Don (family name unknown), mayor, executed at the soccer field in Bac Lieu on June 1975. Maj. Dot (family name unknown), Soc Trang Militia Unit, executed in Soc Trang in 1975. Maj. Duc (family name unknown), Suoi Mau Camp (Bien Hoa), died of diarrhea. 2nd Lt. Duc (family name unknown), national police's soccer team, Camp No. 4 (Yen Bai), died in detention. 2nd Lt. Duc (family name unknown), Air Force, Ka Tum Camp (Tay Ninh), died in 1978. Maj. Duong (family name unknown), military security unit, Thanh Phong Camp, died from untreated appendicitis in 1982. Lt. Col. Duong (family name unknown), national police, executed. Capt. Duong (family name unknown), military doctor, 2nd Infantry Division, T4-LT2 Camp (Son La), beaten to death after failed escape in February 1977. Duong Duc Thuy, Ministry of Justice, Ha Tay Camp, died in 1978. 1st Lt. Duong Hung Cuong, writer, Xuan Phuoc Camp, died in solitary confinement. Duong Mai, Tien Lanh Camp, executed in 1980 after failed escape. Capt. Duong Ngoc Lam, Vinh Phu Camp, died in detention. Col. Duong Phun Sang, deputy commander of 5th Infantry Division, Hoang Lien Son Camp, died in 1977. Pvt. Duong Thu, Xuan Loc Camp, executed on Dec. 15, 1975, after failed escape. Ga (family name unknown), communications officer, Son Cao Camp, died of dengue fever in 1975. Col. Giam (family name unknown), An Duong Camp (Bien Hoa), died of tuberculosis in 1976. 1st Lt. Giang (family name unknown), military doctor, Ai Tu died in detention. Rev. Giu-se Dinh Nam Hung, Catholic priest, Vinh Quang Camp, died from mine explosion in 1980, along with some 60 inmates. Lt. Col. Ha Hau Sinh, Air Force, Tan Lap Camp, died from illness in 1980. Capt. Ha Hong, national police in Da Nang province, An Diem Camp, died in detention. Lt. Col. Ha Huu Hoi, commanding officer from Mobilization Center No. 3, died in north Vietnam. 1st Lt. Ha Minh Tanh, Trang Lon Camp, executed for insubordination in 1979. 1st Lt. Ha Thuc Long, 3rd Regiment -- 1st Division, Ky Son Camp, executed in 1977 for criticizing camp authorities. Lt. Col. Ha Thuc Ung, company leader for militia forces, Phu Yen Camp, killed after failed escape. Capt. Ha Van Kham, Song Tranh Camp, executed. Capt. Ha Van Kinh, chairman of Kien Hoa Provincial Council, Ben Tre Detention Center, executed with 11 fellow inmates on Dec. 25, 1977. Capt. Hao (family name unknown), Thanh Phong Camp, died in 1981. 1st Lt. Hau (family name unknown), navy, Ka Tum Re-education Camp, tortured and executed after failed escape in 1977. Lt. Col. Hau Cam Pau, inspector general of Long Khanh province, Nam Ha A Camp, died in 1984. Lt. Col. Hien (family name unknown), Vinh Phu Camp, died Jan. 15, 1980. Lt. Col. Hien (family name unknown), artillery, Gia Trung Camp, died in 1980. Capt. Hien (family name unknown), An Duong Camp (Bien Hoa), died in solitary confinement in 1976 for letting the guards' pigs under his charge die. Hien (family name unknown), Chi Hoa Central Prison, killed in 1981 at Thu Duc execution ground. Lt. Col. Hieu (family name unknown), chief of staff's office, T4-LT2 Camp (Son La), died from diarrhea in December 1976. Councilman Hieu (family name unknown), Kien Hoa Provincial Council, executed at Ben Tre in 1981. Sgt. Ho A Ung, member of armed resistance, Nam Ha A Camp, died in 1981. Maj. Ho Ba Dong, Phan Thiet Military Sub-sector, Xuan Loc Camp, died in 1982. Maj. Ho Dac Cua, 23rd Infantry Division, executed after failed escape. Maj. Ho Dac Dat, communications officer, Bu Gia Map Camp, died of malaria. Maj. Ho Duc Sung, 3rd Bureau -- 1st Army Corps, Tan Lap Camp (Vinh Phu), died in 1986. Col. Ho Duc Trung, Member of House of Representatives, Hoang Lien Son Camp, died in 1978. Col. Ho Hong Nam, Dalat Military Academy, died in 1985 upon release due to illnesses contracted in detention. Ho Huu Hia, Cao Dai religious sect, executed in Tay Ninh. Ho Huu Tuong, scholar, Long Khanh Camp, died of illness. 2nd Lt. Ho Khac Trung, died at unknown location. Maj. Ho Minh, military court of Da Nang Camp No. 1, Tien Lanh Camp, died in 1980. Col. Ho Ngoc Can, governor of Chuong Thien Province, executed in October 1975. Ho Quang Vong, Thanh Phong Camp, died during interrogation in 1978. Capt. Ho Thuc Ha, 18th Tank Division, Hoang Lien Son Camp, died in 1978. Maj. Ho Van Doi, Hoa Hao Buddhist Militia Unit 40, Kinh Ong Co Labor Camp (An Giang), died in de tention. Councilman Ho Van Ngan, chairman of Trung An Council, executed in 1975. Lt. Col. Hoach (family name unknown), chief of staff's office, died from illness. Hoang Ba Lac, Thanh Phong Camp, died during interrogation in 1978 or 1979. Capt. Hoang Dinh Ri, Ky Son Camp, died in December 1975. Hoang Kim Qui, businessman, Z30-C Camp, died from diarrhea. 1st Lt. Hoang Loc Bui, Gia Phuc Camp (Phuoc Long), executed in 1979 for expressing ``reactionary'' political opinions. 2nd Lt. Hoang Quang Hua, national police, Binh Dai Camp (Kien Hoa), died from diarrhea. Rev. Hoang Quynh, Catholic priest, Phan Dang Luu Interrogation Camp, died in solitary confinement in 1975. Maj. Hoang Tam, Hoc Mon Camp, died in 1976. Capt. Hoang Van Chinh, Ham Tri Re-education Camp (Phan Thiet), executed on Aug. 25, 1977, after failed escape. Maj. Hoang Van Dang, provincial chief of People's Self-defense Force, Huy Khiem Camp (Binh Thuan), died in November 1988. Sen. Hoang Xuan Tuu, senate, Nam Ha A Camp, died in 1980,secret illness. 2nd Lt. Hong (family name unknown), Yen Bai Cam, died in 1976. Lt. Col. Hong (family name unknown), Vinh Phu Camp, died in detention. Rev. Hong (family name unknown), pastor of Tra Vinh Catholic congregation, Ben Gia Prison (Tra Vinh), died in 1985. Maj. Hong (family name unknown), F5 pilot, Nghe Tinh Camp, died in 1980. Maj. Hop (family name unknown), 2nd Marine Battalion, Nghia Lo Camp, died in 1978. Hu Y Chief, Vinh Xuong Fort, died upon release due to illnesses contracted in detention. 2nd Lt. Hua Khoi, national police headquarters for Da Nang Province, An Diem Camp, died in detention. Lt. Col. Hung (family name unknown), ordnance officer, Muong Thai Camp (So La), died in 1977. 2nd Lt. Hung (family name unknown), chief of staff's office, Gia Rai Re-education Camp, died in solitary confinement. Lt. Col. Hung Van Thanh, marine, Gia Rai Re-education Camp (Xuan Loc), committed suicide. Huy Van, editor of Tien Tuyen Newspaper, Camp K4 (Vinh Phu), died in detention. Huynh Chin, Popular Forces 49th Platoon, Phu Cat Phu Cat Prison, executed with six fellow inmates on May 1, 1975. Huynh Chuong, Nuoc Nhoc Re-education Camp (Nghia Binh), beaten to death in 1979. Col. Huynh Huu Ban, F5 Chief of Staff's office, Cay Khe Re-education Camp, died in 1977. Maj. Huynh Ke Thu, air force, Camp 14/LT1 (Yen Bai), died in 1976. Col. Huynh Ngoc Lang, military police, Ba Sao Re-education Camp, died in 1982. Lt. Col. Huynh Nhu Xuan, Military Cadet Academy, died in North Vietnam. Huynh Thanh Khiet, Cao Dai religious sect, executed in Tay Ninh. 1st Lt. Huynh Thuat, infantry, Nong Truong Thong Nhat Re-education Camp, executed on June 7, 1977. Lt. Col. Huynh Van Kien, Hoang Lien Son Re-education Camp, died in detention. Congressman Huynh Van Lau, House of Representatives, Chau Doc Prison, executed on Aug. 24, 1975. Capt. Huynh Van Luc, Phu Khanh Re-education Camp, shot dead when he couldn't meet labor quota because of injured hand. Huynh Van Quan, Kinh Lang Thu 7 Re-education Camp, shot dead during escape attempt on June 7, 1977. Huynh Van Sang, Cham leader, Xuan Phuoc Re-education Camp, died in 1986. Capt. Huynh Van Tho, national police -- 6th District, Phong Quang Re-education Camp (Lao Cai), died in 1978. Maj. Huynh Van Tho, artillery, Hoc Mon Re-education Camp, died in detention. Capt. Huynh Xuan Con, Trang Lon Prison (Cay Cay), executed after failed escape. Lt. Col. Ke (family name unknown), Hoang Lien Son Re-education Camp, died in detention. Dr. Kha (family name unknown), military doctor at Bien Hoa Mental Clinic, killed by a grenade Aug. 31, 1979. Kha Tu Giao, Long Giao Re-education Camp, died from hunger strike in 1977. Lt. Col. Khoa (family name unknown), Nam Ha C Re-education Camp, died of a brain hemorrhage. Capt. Khoan (family name unknown), Vinh Loi Military Sub-sector, Bac Lieu Temporary Detention Camp, committed suicide in June 1975. Le Van Duyet, armed resistance movement, executed for anti-government activities. Lt. Col. Khong Van Tuyen, communications officer, Phu Son Camp No. 4 (Bac Thai), died in detention. Khuc Thua Van, member of Vietnam's Nationalist Party, Xuan Phuoc Re-education Camp, died in 1984. Lt. Col. Kiet (family name unknown), Company 776, Yen Bai Re-education Camp, died during winter 1977. Kieu Ngoc Thuan, Quang Tin Military Subsector, No. 1 Re-education Camp, died of malaria in May 1975. Venerable Kim Sang, Unified Buddhist Church of Vietnam, Camp T82, killed in detention in 1982. 1st Lt. Lam Huu Hiep, navy, executed on June 17, 1981, after failed escape. Sgt. Lam Michel, national police, executed in 1975 in Binh Duong. Capt. Lam Quang Vinh, platoon leader -- intelligence unit, Son La Re-education Camp, died in 1978. 1st Lt. Lam Si Phuoc, national police -- bureau of My Trinh Village, Gia Trung Re-education Camp (Pleiku), died of malaria in October 1977. Lt. Col. Lam Thanh Gia, national police, executed in 1975 in Binh Duong. Maj. General Lam Thanh Nguyen (a.k.a. Hai Ngoa), Hoa Hao Buddhist, Armed Forces Detention Center in Chau Doc, died in solitary confinement. Lt. Col. Lam Van Trieu, engineer corps, Vinh Phu Re-education Camp, died in detention. 2nd Lt. Lan (unknown family name), Ky Son Re-education Camp, died in 1977. Le Canh Thanh, national police -- Cat Hiep Hamlet, Phu Cat Prison (Binh Dinh), executed in 1975. Maj. Le Canh Trong, engineers corps, Hue Central Prison, died in detention. Lt. Col. Le Chon Tinh, Hoa Hao Buddhist Militia Forces, executed in 1975 in Chau Doc. Le Cong Tam, deputy chairman of An Giang Provincial Assembly, Kinh 7 Ngan Re-education Camp, died in detention. Capt. Le Cong Thinh, military transport, Long Khanh Re-education Camp, executed in June 1977 after failed escape. Maj. Le Danh Chap, chief of staff's office, Xuan Phuoc Re-education Camp, died on July 3, 1984. Lt. Le Dinh Phon, navy, Giao Long Re-education camp, reportedly committed suicide with drug overdose. Le Du, leader -- Popular Forces 26th Platoon, Phu Cat Prison (Binh Dinh), executed in 1975. Capt. Le Duc Thinh, military intelligence officer, Long Giao Re-education Camp, executed on April 14, 1976. Le Duy Trinh, Open Arms Program, Song Be Re-education Camp, died in detention. Capt. Le Duyen Ngau, Hoang Lien Son Re-education Camp, beaten to death after failed escape. Sgt. Le Huu Vinh, special unit -- Binh Dinh National Police Command, Z30-A Re-education Camp, died of dengue fever in June 1982. 2nd Lt. Le Khac Tuong, leader -- anti-aircraft unit, Suoi Mau Re-education Camp (Bien Hoa), died of a stroke in 1975. Col. Le Minh Luan, air force, Cay Khe Re-education Camp (Yen Bai), died in 1977. Maj. Le Ngoc An, mayor -- An Nhon military sub-sector, Vinh Phu Re-education Camp, died of malnutrition in August 1979. Col. Le Ngoc Day, Quang Trung Infantry Training Center, Xuan Loc A Re-education Camp, died of a stroke in 1986. Officer Le Ngoc Thua, Kinh 5 Re-education Camp, died in detention. 2nd Lt. Le Phong Quang, political warfare department, A30 Re-education Camp (Phu Yen), drowned during forced labor in 1980. Lt. Col. Le Phuoc Mai, Civil Engineers Corps., died at unknown location. Le Quang Lac, intelligence officer, Thanh Hoa Re-education Camp, died in 1980. Le Quang Minh, A20 Re-education Camp, died in detention. Le Quang The, social affairs officer -- Quang Tri province, Hoan Cat Re-education Camp, died from an ammunition ....

Besides, Many South VN solders in Viet Cong’s labor camps in Phu Yen after 75 were killed in group and VC let their bodies drowned in rivers, sea, or buried in one hole. Some people found out 240 bodies in a big hole in Phu Yen, most of these people are south VN polices.
One village, many farmers heard machine gun shooting in a forest near one houres, they found out Viet cong used big machine guns to shoot thousands bullets at 200 war prisoners inside a small forest in Phu Yen. They killed 40 prisoners and threw their bodies down a river by shooting one by one at their heads and kicked theses war prisoners out of a bridge of Phu Yen. More and more beating to death on labor camps, putting solders in conec made in iron in the sunshine with 150 F degrees, letting them in place that there only is a key hole to breathe and around there are about 1000 s of insects that can bit them to sickness and death.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

VAN NGHE SI VACH TRAN THU DOAN CAI TRI MAN RO CUA VIET CONG VA HO CHI MINH

Kể từ khi thiết lập được chế độ cai trị ở miền Bắc năm 1954 và ở miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dùng bạo lực và nhà tù khắc nghiệt để trấn áp bất cứ ai chống đối chúng, cho dù là chống đối bằng súng đạn hay chống đối bằng chữ viết. Bộ máy nhà nước tàn bạo của chúng vẫn tồn tại cho dù chúng đã phạm biết bao nhiêu tội ác với nhân dân. Chế độ dộc tài toàn trị của chúng được xây dựng trên nỗi sợ của dân chúng và hệ thống tù lao độc ác man rợ có một không hai trong lịch sử loài người đã góp phần củng cố chế độ tàn ngược phi nhân của chúng. Hơn ai hết, người văn nghệ sĩ thấy rõ chính sách đàn áp tư tưởng cùa Cộng sản nên người văn nghệ sĩ cũng như người dân thường đều phải sống với mặt nạ: ngoài mặt thì ủng hộ nhưng trong lòng thì ấm ức, bất mãn. Có những văn nghệ sĩ như Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi chỉ bộc bạch tâm sự u uẩn của mình trên trang giấy trước khi lìa đời và yêu cầu gia đình chỉ công bố di chúc văn nghệ của mình sau khi mình đã nằm xuống. Họ biết họ sẽ bị chế độ Cộng sản trả thù trù dập nếu những tư tưởng phản kháng của họ ghi trên giấy được phổ biến ra quần chúng. Họ đành phải chọn con đường cho xuất bản di chúc văn học của mình sau khi đã qua đời. Cộng sản có tức giận cũng không thể đào mồ cuốc mả láấy tử thi họ lên để trả thù. Nhưng không phải ai cũng chọn con đường “chết trước, công bố sau” như Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi. Sự ra đời của hồi ký “Hồi ký của một thằng hèn” của Nhạc sĩ Tô Hải đã nói rõ là Tô Hải dám can đảm phê phán thẳng thừng Đảng Cộng sản Việt Nam dù Tô Hải đang còn sống. Tô Hải đã can đảm vượt qua nỗi sợ để nói lên cái sĩ khí của người cầm bút đã bao nhiêu năm trời bị Cộng sản vùi dập, bức bách. Phát súng hiệu phá hèn của Tô Hải là một dấu hiệu lịch sử của thời đại báo hiệu ngày lịch sử sẽ sang trang. Khi người cầm bút cũng như người dân không còn biết sợ thì bộ máy cai trị của nhà nước Cộng sản chắc chắn sẽ rung rinh và sụp đổ một ngày không xa.
Thật ra trước Tô Hải, năm 1979 nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã xông vào sứ quán Anh ở Hà Nội yêu cầu cho xuất bản tập thơ bất hủ “Hoa Địa Ngục” lên án sự tàn bạo, gian ác của bọn Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Chí Thiện là người đầu tiên hạch tội Đảng Cộng sản một cách công khai trên đất nước Việt Nam. Tác giả Nguyễn Chí Thiện đã phải trả giá 12 năm tù cho chuyện tung ra tập thơ của mình. Trước đó ông đã ở tù 15 năm, cho nên tổng cộng ông chịu cảnh giam cầm trong tù Cộng sản đến 27 năm. Khi Nguyễn Chí Thiện quyết định tung tập thơ vào Tòa Đại sứ Anh là ông đã lường trước được cái giá tù tội ông phải trả. Tập thơ đã có tiếng vang rất lớn trên thế giới và đó là phần thưởng tinh thần xứng đáng dành cho sự can đảm bất khuất của ông. Ở đời thường cái gì cũng có giá và chuyện viết văn làm thơ lên án nhà cầm quyền CS chắc chắn sẽ phải trả một giá rất đắt.
Cho dù tập thơ Hoa Địa Ngục được xuất bản ở hải ngoại nhưng tác giả Nguyễn Chí Thiện tung tập thơ ra khi ông đang còn ở trong nước. Tương tự như thế, mặc dù Hồi ký của Tô Hải được xuất bản ở hải ngoại nhưng tác giả Tô Hải đang còn ở trong nước. Cái can đảm đáng quý là ở chỗ đó. Hoàn cảnh chính trị ngày nay đã khác, Tô Hải không bị đưa vào tù ngay như Nguyễn Chí Thiện nhưng chắc chắn ông sẽ bị trù dập. Tô Hải biết rõ điều đó và ông sẵn sàng chấp nhận mọi hậu qủa về cuốn hồi ký của ông. Chỉ riêng điều đó thôi thì ông cũng đáng được người đọc dành nhiều cảm tình và sự kính trọng.
Thật ra sau Nguyễn Chí Thiện và trước Tô Hải có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng tung ra một cuốn hồi ký. Cuốn này viết bằng tiếng Pháp và có tên “Un Excommunié” (Kẻ bị khai trừ). Ông Tường viết cuốn này xong năm 1991 và sau đó tìm cách chuyển qua Pháp cho nhà xuất bản Quê Mẹ in. Cuốn sách được in ra năm 1997. Trong một bức thư viết cho ông Võ Văn Ái là giám đốc nhà xuất bản Quê mẹ, ông Tường tiên liệu những chuyện không hay có thể xảy ra cho ông khi cuốn hồi ký phê phán chế độ của ông được xuất bản như sau :
“Tôi chờ đợi điều tệ hại nhất đến với tôi, tuy vẫn mong là nó không tới. Nhưng nếu người ta đẩy sự dã man đến độ dành cho tôi cùng sự đối xử như các nhà trí thức khác từng bị cáo buộc là nói xấu chế độ, thì tôi sẽ vững vàng đón nhận những thử thách mà tôi biết sẽ cam go lắm. Tôi đã quyết định, nếu điều đó cuối cùng xảy ra, thì tôi sẽ tuyệt thực đến chết. Ở tuổi 84 này tôi đã trải qua cái tốt nhất và cái xấu nhất của cuộc đời, và tôi không cảm thấy nuối tiếc phải lìa bỏ cõi đời, vì suốt cuộc đời tôi, tôi đã chu toàn bổn phận của một trí thức trước nhân dân và trước lịch sử.”
Rất tiếc là cuốn hồi ký không được dịch ra Việt ngữ nên không có tiếng vang và nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng không làm gì khó dễ cụ Nguyễn Mạnh Tường cho đến ngày cụ qua đời. Năm 1989, cụ Tường có qua thăm Pháp trong vòng vài tuần. Khi được hỏi là cụ có ý định ở lại Pháp tỵ nạn chính trị hay không? Cụ đã khẳng khái trả lời một câu để đời như sau: “Trong thần thoại Hy Lạp có một vị thần chỉ mạnh mẽ khi đứng trên mặt đất, hễ ai nhấc lên khỏi mặt đất thì thành ra yếu ngay. Tôi nghĩ một người trí thức hay một văn nghệ sĩ cũng vậy. Phải ở trong nước, giữa những thử thách mới tìm ra được sức mạnh.”
Cụ làm đúng như lời cụ phát biểu và quay về VN sau chuyến du lịch Pháp và vài năm sau cụ qua đời năm 1996 ở Hà Nội. Cụ đúng là một tấm gương bất khuất của kẻ sĩ Việt Nam.
Nói chung Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Mạnh Tường và Tô Hải đều phải vượt qua nỗi sợ trù dập tù tội mà nhà cầm quyền Cộng sản dành cho khi quyết định công bố thơ, văn vạch trần và tố cáo những tội ác kinh tởm của chế độ Cộng sản. Có những văn nghệ sĩ cũng viết thơ, văn phê phán chế độ Cộng sản nhưng không dám công bố ra khi còn sống mà chỉ căn dặn người thân trong gia đình chỉ công bố di chúc văn thơ khi họ đã qua đời. Họ không đủ can đảm để đối diện với những đòn thù mà chế độ sẽ dành cho họ khi họ còn sống. Cho nên họ chọn giải pháp khi họ chết rồi mới cho công bố thơ văn phê phán chế độ. Đó là trường hợp của nhà thơ Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Khải, nhà văn Nguyễn Đình Thi.
Nhà thơ Chế lan Viên nổi tiếng từ hồi tiền chiến với tập thơ “Điêu tàn” than van nỗi đau đớn, uất ức của dân tộc Chàm bị tàn hại đến nỗi mất cả quê hương, giống nòi, chỉ còn lại những tháp Chàm rên rỉ với thời gian. Sau 1954, Chế lan Viên ở lại miền Bắc và phục vụ cho chế độ như một nhà thơ công thần, viết những bài thơ ca ngợi lòng yêu nước, cúc cung phục vụ chế độ Cộng sản. Nhưng đó là phần biểu diễn bên ngoài, bên trong Chế lan Viên cũng nhận thấy những sai trái, dối trá của chế độ và ông ghi lại trong mấy bài thơ để lại cho đời trước khi qua đời. Trong đó có bài thơ “Bánh vẽ” nói rõ tính chất dối trá trong cuộc sống ở chế độ Cộng sản như sau:
BÁNH VẼ
Chưa cần cầm lên nếm
Anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn
Ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối đêm vui
Rồi đến nhà văn quân đội Nguyễn Khải có cấp bậc đại tá. Nguyễn Khải dành trọn cuộc đời viết văn để phục vụ Đảng. Ông viết về những chính sách thuế khóa, nông nghiệp của Đảng áp dụng lên xã hội miền Bắc. Dĩ nhiên là ông tô hồng cho sự sung túc của cuộc sống, sự tươi mát của không khí làng quê dưới sự cai trị của Cộng sản. Đến khi gần qua đời, ông viết một bút ký chính trị có tên “Đi tìm cái tôi đã mất”. Nó được coi như là một di chúc văn học cuối đời nói thẳng, nói thật hết những suy nghĩ của ông về những giả dối trong xã hội Cộng sản, đặc biệt là trong nghề văn của ông. Ông phủ nhận và mỉa mai những giải thưởng văn học cao quí nhất mà nhà nước đã dành cho ông. Ông tự đánh giá sự nghiệp văn học của mình chẳng có giá trị gì, không thể truyền lại cho đời sau vì nó chỉ phục vụ nhu cầu chính trị ngắn hạn của Đảng mà thôi. Ai cũng công nhận ông là một nhà văn có tài, chỉ tiếc chế độ Cộng sản trói buộc không cho ông ra những tác phẩm lớn để đời. Ông đúng là nhà văn sinh bất phùng thời nên phút cuối đời ông trang trải tâm sự và suy nghĩ chân thành trước khi đi xa. Những nhận định của ông về cuộc sống và văn học có giá trị lớn lao. Thế hệ sau có thể học hỏi khá nhiều từ kinh nghiệm viết văn đắng cay của nhà văn kỳ cựu này.
Xin trích dẫn vài đoạn lý thú trong bút ký văn học “Đi tìm cái tôi đã mất” của nhà văn Nguyễn Khải: “…Một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom khom như một kẻ bại trận. Quả CS Việt Nam đã dối trá trong chiến tranh giải phóng và lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của Thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết kinh tởm CNCS. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy!”
“…Năm đất nước mới thống nhất vào Sài Gòn được gặp các nhà văn, nhà báo, các nghệ sĩ của chế độ cũ mà thèm; họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. Còn mình thì đủ thứ sợ…. Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay, chắc chả còn ai nhớ đến mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết. Tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân. Buồn nhỉ !”
Riêng trường hợp nhà văn Ng. Đình Thi vốn là một quan văn nghệ của Cộng sản, trước khi qua đời cũng có viết một di chúc văn học và theo lời của con trai Nguyễn Đình Thi là Nguyễn Đình Chính thì di chúc văn học này sẽ được công bố năm 2014 ! Không hiểu vì sao lại có sự trễ tràng như vậy. Có lẽ người sợ hãi là Nguyễn Đình Chính chứ không phải Nguyễn Đình Thi vì khi Nguyễn Đình Thi qua đời rồi thì không còn lý do gì để sợ hãi nữa. Có lẽ người được ủy nhiệm công bố di chúc văn học của Nguyễn Đình Thi là con trai Nguyễn Đình Chính là người phải e dè sợ hãi nên quyết định lần lữa trong việc công bố di chúc văn học của người cha mà trong đó hứa hẹn nhiều sự thật trắng trợn, phũ phàng không phù hợp với đường lối chính sách nhà nước. Nguyễn Đình Chính e ngại là phải rồi.
Đến trường hợp giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì lại là một chuyện lừng khừng. Ông Mạnh hoàn tất cuốn hồi ký văn học của mình năm 2008 viết về những nhà văn mà ông quen biết như Dương Thu Hương, Nguyễn Khải, Hoàng Ngọc Hiến v.v… trong có ông có viết một chương về Hồ Chí Minh. Ông cho lưu truyền bản hồi ký này trong giới bạn bè và sau này được đưa lên Internet. Bỗng bất thình lình trong một cuộc nói chuyện với bà Thụy Khuê của Đài RFA (Pháp) cách đây không lâu, ông yêu cầu không phổ biến cuốn hồi ký này vì ông chỉ muốn lưu truyền trong giới bạn bè mà không muốn quần chúng trong và ngoài nước đọc. Có lẽ khi tung ra cuốn hồi ký, ông đã bắt đầu thấy “phát rét” vì những tiết lộ khá mạnh bạo, nhất là những đoạn viết về Hồ Chí Minh. Ông lo sợ là nhà nước sẽ hỏi thăm sức khỏe và sẽ có biện pháp xử lý ông nên ông xin thu hồi hồi ký. Ông đã không vượt qua được nỗi sợ khi viết lên những ý tưởng phê phán con người và chế độ nên quyết định rút lui. Người viết bài này cũng được thiên hạ email cho cuốn hồi ký của ông và khi đọc nó thì mới hiểu vì sao Nguyễn Đăng Mạnh lo sợ và xin thu hồi hồi ký. Thu hồi làm gì nữa khi cuốn hồi ký đã lan tràn trên Internet! Mong rằng Nguyễn Đăng Mạnh sẽ vượt qua nỗi sợ và cho phép ấn hành cuốn hồi ký này ở hải ngoại. Dĩ nhiên trong nước chưa thể ấn hành cuốn hồi ký này vì nội dung phê phán quá trắng trợn và thẳng thừng của cuốn hồi ký này. Chuyện lo sợ của Nguyễn Đăng Mạnh về nội dung cuốn hồi ký nói thật của mình cũng dễ hiểu thôi và đó là căn bệnh chung của những người cầm viết trong chế độ Cộng sản. Một chế độ chỉ cho phép ấn hành những bài viết, những cuốn sách ca tụng, tô hồng cho chế độ. Phê phán chế độ coi như đồng nghĩa với phản động và nhà nước sẽ có biện pháp xử lý không sớm thì muộn.
Nhạc sĩ Tô Hải khi quyết định viết hồi ký để vạch trần những tội ác xấu xa, dối trá, độc ác của Đảng Cộng sản Việt Nam trong mấy mươi năm qua cũng phải tự động viên mình phải vượt qua nỗi sợ bị trấn áp tù tội một mai khi hồi ký của ông ra đời.
Ông bộc bạch những suy nghĩ trăn trở của ông như sau : “…Trong đầu tôi tràn ngập hồi ức cần được thoát ra. Vì thế trong khi viết tôi luôn phải cố gắng sao cho khỏi lạc “chủ đề tư tưởng” (cách nói méo mó trong ngôn từ văn nghệ Cộng sản). Và trước hết, tôi phải đè bẹp được sự “hèn nhát” trong tôi là cái đã bén rễ sâu chặt do thời gian quá dài sống trong lồng kín, cách ly bầu trời tự do.
Tôi sẽ viết để bạn bè, con cháu hiểu và thông cảm nỗi đau của những người cả cuộc đời phải sống và làm việc với cái đầu và trái tim của tên nô lệ. Tôi tình nguyện làm một trong những người vạch trần những bộ mặt chính trị dỏm, văn nghệ dỏm, những tên cơ hội đã cản trở, giết chết tác phẩm, đẩy những tài năng vào hố sâu quên lãng” (Hồi ký Tô Hải trang 51)
Suốt trên 500 trang giấy in, Hồi ký Tô Hải là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo và vạch trần những tội ác của Cộng sản vốn được bưng bít tinh vi và những tội ác này sẽ chìm sâu vào quên lãng nếu không có những người trong cuộc can đảm như Tô Hải viết ra, trả lại sự thật phũ phàng cho hậu thế soi chung.
Kể lại chuyện cuộc đời đau thương, bầm dập, nhục nhã của mình kèm theo những nhận định chính trị sắc sảo về tình hình hiện tại của Việt Nam mà một người ở nước ngoài không làm sao nắm bắt cho được.
Tô Hải đã vẽ cái tình cảnh chợ chiều tan hoang chụp giựt của xã hội Việt Nam hiện nay như sau : “Chẳng có gì khó hiểu khi cái chủ nghĩa “cộng sản khoa học” mà chúng tôi bị nhồi sọ một thời, ngày nay đã bị thế hệ trẻ phủ nhận hoàn toàn. Sự phủ nhận ấy diễn ra cùng lúc với sự kiện cả cái phe gọi là “xã hội chủ nghĩa” kéo dài từ Vĩnh Linh đến tận Berlin đã bị những người bị lường gạt giật đổ sụp và nhổ toẹt vào.
Trước mắt ngày nay chẳng có cái gì hết, không lý thuyết cách mạng vô sản, không đảng cộng sản, không “Bác Hồ” anh minh lãnh đạo mà chỉ là một cuộc vơ vét cuối cùng của đoàn thủy thủ chuẩn bị nhảy khỏi con tầu sắp đắm với hành khách là nhân dân Việt Nam bất hạnh !
Đoàn thủy thủ ấy gồm những tên lưu manh vô học, những tên giám-đốc-không-vốn, những tay cầm đầu hải quan mà buôn lậu, những tay phụ trách tư pháp tòa án chuyên nghề kết án người vô tội, những tên quản lý nhà đất mà cướp nhà, cướp đất để chia nhau vô tội vạ, những kẻ buôn lậu ma túy nằm ngay trong những trung tâm đầu não chống ma túy. Và ở bậc cao nhất của cung đình là những tên đại lưu manh trơ tráo, chẳng Mác chẳng Xít gì, đang trấn áp, đe dọa người dân bằng nhà tù, súng đạn, để ăn cướp bất cứ thứ gì có thể cướp, vơ vét của cải đất nước làm của riêng, lấy tiền bỏ vào các tài khoản khổng lồ ở nước ngoài do con, cháu, bồ bịch, tay chân chúng làm chủ !” (Hồi ký Tô Hải trang 79, 80)
Tô Hải thú nhận là ông phải sống hai mặt, phải đóng kịch hoan hô, cổ võ những cái ông không muốn hoan hô và im lặng, thậm chí gật đầu trước những gì ông không tán thành, chấp nhận. Viết hồi ký là lúc ông không còn muốn đóng vở kịch giả dối và nói ra tiếng nói từ con tim và lương tâm của mình. Để nói được những lời nói trung thực, ông phải đấu tranh tư tưởng để vượt qua nỗi sợ bị trù dập, tù tội sau khi sách hồi ký ra đời, cho dù là ở hải ngoại. Người Việt trong và ngoài nước ghi nhận sự can đảm hiếm hoi của một ông già bệnh hoạn tuổi đã trên 80 dùng cái thân tàn của mình để đương đầu với một chế độ tuy mục nát nhưng vô cùng tàn bạo và độc ác.
Dĩ nhiên dư âm cuốn hồi ký độc đáo của Tô Hải đã bay về trong nước. Cộng sản lập tức cho bồi bút Trần Thiên Lương viết bài “Chung quanh việc xuất bản “Hồi ký của một thằng hèn” của nhạc sĩ Tô Hải”, đăng trên báo Công An Nhân Dân trong đó lên án và nhục mạ Tô Hải bằng những luận điệu rẻ tiền, hạ cấp như sau :
“...Gần đây nhất là việc nhạc sĩ Tô Hải, người từng được trao giải thưởng nhà nước về VHNT, đã cho xuất bản ở hải ngoại tập hồi ký “Tôi là một thằng hèn”, và mạnh miệng trả lời báo giới, cũng như trực tiếp cho phát tán những bài viết với lời lẽ đầy hằn học, thóa mạ quá khứ, thóa mạ chế độ cùng những nhân vật mãi mãi là niềm tự hào và yêu kính của dân tộc ta.
…Nhưng thú thật, trong số này, hiếm có người nào lại có lối ăn nói trùm lấp, bất chấp sự thật, với một giọng điệu hằn học như ông Tô Hải. Những điều ông nói, thiết nghĩ, những người nước ngoài chỉ cần có một chút kiến thức về lịch sử, ắt sẽ không “nhằn” nổi.
Nhìn “ngoài” thì thế, nhìn vào trong nước, ông Tô Hải quả là đã ngoa ngôn khi cho rằng, những người lãnh đạo đất nước “trình độ học thức ở mức đánh vần được chữ quốc ngữ”. Trong khi ai cũng biết, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng còn là những nhà văn hóa, từng được các văn nghệ sĩ kính trọng cả về tri thức và bản lĩnh.
….Việc ông Tô Hải nói, ông muốn lên tiếng thay cho mọi người vì lẽ này lẽ khác đã “hèn”, “không dám nói” chỉ là sự ngộ nhận. Bởi thực tế, số người nghĩ như ông, có thái độ như ông chỉ là hãn hữu mà thôi.”
......(Chúng tôi xin phép bỏ một đoạn khá dài. TDNL)...............
Thời gian là cách hay nhất để đãi lọc đá vàng. Những người vượt qua nỗi sợ để viết thơ, văn tố cáo tội ác Cộng sản khi họ còn ở trong nước như Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Mạnh Tường, Tô Hải rất đáng được đồng bào trong và ngoài nước kính mến và ngưỡng mộ. Hòa thượng Quảng Độ cũng thể hiện tinh thần không biết sợ (vô úy) của nhà Phật khi thay mặt Giáo hội Phật giáo Thống nhất ra thư ngỏ lên án chuyện Việt Cộng bán nước cho Trung Cộng và đem Tàu đỏ vào khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên. Mong rằng những tôn giáo khác ở Việt Nam cũng nên theo gương sáng của thầy Quảng Độ để ra thư ngỏ lên án chuyện Việt Cộng bán nước.
Những người gan dạ vượt qua nỗi sợ này là những người anh hùng bất khuất, sẵn sàng đối diện đương đầu với bạo quyền Cộng sản một cách không nhân nhượng. Chế độ Cộng sản Việt Nam còn tồn tại vì nhà cầm quyền dùng nỗi sợ tù đày, trù dập để trấn áp bất cứ ai chống đối chúng, cho dù là bằng văn thơ hay hành động. Những người vượt qua nỗi sợ là những người tiên phong để phá vỡ tâm thức sợ hãi do bạo quyền gây ra. Khi đại đa số quần chúng nhân dân không còn biết sợ là lúc chế độ độc tài toàn trị phải lung lay và đi đến sụp đổ một ngày không xa. Những người vượt qua nỗi sợ này mãi mãi là tấm gương sáng cho mọi người soi chung. Họ chính là những hào kiệt thời đại của đất nước và sẽ dẫn đầu giúp nhân dân không còn biết sợ để đứng lên phá vỡ vòng tù ngục do Cộng sản áp đặt lên trong gần một thế kỷ nay. Họ chính là đầu toa xe lửa dẫn đoàn tàu đi tới bến bờ tự do, dân chủ.
Xin kết thúc bài viết bằng bài thơ “Đừng sợ” của Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện để thúc giục toàn dân thêm can đảm đứng lên đối phó với bạo quyền Việt Cộng, hiện đang bán nước cho Trung Cộng bất chấp sự chống đối của đại đa số quần chúng dân tộc.
ĐỪNG SỢ
Đừng sợ cái cực kỳ man rợ
Dù nó đương thịnh thời rông rỡ nơi nơi
Phải vững tin và bước tiến con người
Vì khi nó bị dìm ngang súc vật
Cũng là lúc nó tìm ra sức bật
Đau thương kỳ diệu đi lên !
Từ muôn ngàn tàn lụi không tên
Sẽ bùng nở một trời hoa lạ quý
Từ đêm cùng chập chùng chuyên chế
Văn minh nghệ thuật chồi sinh
Chỉ xót cho lớp trẻ hiện hình
Của đói khổ, tù đầy, nhem nhuốc
Phải cứu chúng, phải tìm ra phương thuốc
Dù là thuốc nổ !
(1975)
Ông già gân Tô Hải 83 tuổi không biết sợ khi đang ở trong nước mà cho xuất bản sách hồi ký ở hải ngoại tố cáo tội ác Cộng sản. Người thanh niên 26 tuổi Nguyễn Tiến Trung cũng vượt qua nỗi sợ khi thành lập tổ chức “Tập hợp thanh niên dân chủ” trực tiếp đấu tranh với bạo quyền ngay chính trên quê hương và mới vừa bị bắt. Già và trẻ đều vượt qua nỗi sợ để đương đầu với bạo quyền. Có điều đáng mừng là ngày càng có nhiều người vượt qua nỗi sợ để dấn thân đấu tranh cho độc độc dân chủ của đất nước.
Ngày toàn thắng không còn là một giấc mơ mà là một hiện thực sẽ đến rất gần khi già trẻ nắm tay nhau chung lòng chung sức dấn thân đấu tranh cho tương lai của đất nước.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước những người can đảm, bất khuất dám vượt qua nỗi sợ
Los Angeles, một chiều có nắng vàng ấm áp giữa tháng 7 năm 2009
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Email: dalatogo@yahoo.com

Người Việt chống lại Trung Quốc âm mưu xâm lăng đất nưóc Việt Nam

Bản Tuyên Bố của những Người Việt chống lại Trung Quốc âm mưu xâm lăng đất nưóc Việt Nam
Đây là Bản Tuyên Bố của những Người Việt không đảng phái chính trị, vẫn thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nưóc
Trong thời gian hơn hai ngàn năm qua, Trung Quốc đã liên tục theo đuổi sách lược thôn tính Việt Nam. Nhiều triều đại kế tiếp của Trung Quốc từ Hán, Đường, Tống, Minh, Nguyên, và cuối cùng nhà Thanh, tất cả đều có dã tâm xâm lăng và đồng hóa Việt Nam. Nhưng Việt Nam đã kiên trì vượt qua mọi hiểm nghèo, chống lại một cách thành công dã tâm của Trung Quốc và tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên những sự kiện xảy dồn dập trong những năm qua cho thấy Trung Quốc đang tiến hành trở lại âm mưu xâm lăng tuy thầm lặng nhưng không kém nguy hiểm, bao trùm cả Việt Nam.
Những sự kiện xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam gồm:
1- Năm 1974, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến ngắn.
2- Năm 1979, chiếm đóng một số lãnh địa gần biên giới phía Bắc sau trận chiến khốc liệt tại suốt khu vực biên giới Việt Trung.
3- Năm 1988, chiếm đóng một số đảo trong quần đảo Trường Sa sau trận hải chiến ngắn khác.
4- Từ năm 2007 đến nay, có sự xuất hiện đáng nghi ngờ cùa các công ty quốc doanh Trung Quốc chuyên khai thác tài nguyên khoáng sản quặng mỏ tại nhiều vùng được đánh giá rất quan trọng về mặt an ninh và chiến lược quân sự, cụ thể như vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
5- Bóp nghẹt nền kinh tế Việt Nam nhằm mục đích làm cho Việt Nam trở nên suy yếu về kinh tế và hậu quả tai hại là VN sẽ không thể chống cự lại được mọi khống chế của Trung Quốc.
Từ nhiều thế kỷ nay, Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông là lãnh thổ của Việt Nam. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã xây dựng cơ chế xã hội và quân đội trên hai quần đảo này. Việt Nam có nhiều tài liệu cũng như các bản đồ do các triều vua Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước thực hiện, chứng minh rõ ràng chủ quyền của Việt Nam. Chỉ mới gần đây, khi nhiều quặng mỏ dầu và khí đốt được tìm ra, Trung Quốc bắt đầu đơn phưong tuyên bố chủ quyền các quần đảo này qua tài liệu lãnh hải hình “Lưỡi Bò” tiếm nhận toàn bộ vùng biển bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh hải kéo dài từ phía nam đảo Hải Nam, và sau đó Trung Quốc điều động lực lượng hải quân của họ đến kiểm soát toàn khu vực.
Thời gian mới đây hải quân Trung Quốc gia tăng hành động bạo lực phi pháp đối với ngư phủ Việt Nam trên Biển Đông. Nhiều sư kiện liên tục xảy ra, trong đó tàu thuyền đánh cá của ngư phủ Việt Nam bị tàu hải quânTrung Quốc đụng chìm, bắn phá, ngư dân bị bắn chết, bị thương vong và bị bắt làm con tin đòi tiền chuộc mạng.
Trung Quốc vừa dùng tiền của, vật chất, vừa áp lực nhà nước Việt Nam để các công ty quốc doanh chuyên khai thác tài nguyên khoáng sản quặng mỏ được vào vùng Tây Nguyên độc quyền dài hạn khai thác quặng kim loại quan trọng như Titanium, Nhôm, vân vân. Những công ty Trung Quốc này không thu dụng công nhân Việt Nam nhưng lại đem hàng ngàn thanh niên Trung Quốc trong lứa tuổi phục vụ quân đội sang làm việc và sinh sống biệt lập trong các khu vực dành riêng của họ. Ngay cả các cơ quan nhà nước Việt Nam cũng không được phép vô kiểm tra những nơi này.
Dân chúng Việt Nam nghi ngờ và rất lo lắng về dã tâm đen tối của Trung Quốc, lợi dụng việc khai thác khoáng sản quặng mỏ để bí mật cài đặt tiềm lực quân sự của họ, nhất là vùng Tây Nguyên.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, là người dày dặn kinh nghiệm và có nhiều thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, đã ba lần công khai lên tiếng đến các cấp lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước Việt Nam, bày tỏ nỗi lo lắng sâu xa trước sự có mặt của Trung Quốc trong khu vực Tây Nguyên, vùng rất quan trọng về mặt chiến lược trong việc giữ gìn an ninh toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Đồng thời, Trung Quốc còn lũng đoạn kinh tế Việt Nam bằng cách cho tràn ngập và phá giá thị trường Việt Nam với nhiều loại hàng hóa tiêu dùng không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, và chuyển vận bất hợp pháp nhiều loại hàng hóa, vật liệu xuyên qua toàn vùng biên giới Việt Trung. Hậu quả của ý đồ thâm độc này là các ngành sản xuất của Việt Nam đang bị suy yếu chết dần mòn.
Ngoài ra, với âm mưu nhằm hủy hoại khả năng sản xuất lúa gạo của vùng đồng bằng miền Nam của Việt Nam, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch xây 8 đập thủy điện lớn trên khu vực thượng nguồn của sông Cửu Long trong vùng Giang Nam. Trung Quốc vừa hoàn tất ba đập thủy điện lớn. Những đập này đã thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Cửu Long và gây thiệt hại đến khoảng 75% số lượng thủy sản trong khu vực hạ lưu sông Cửu Long. Mức độ sản xuất lúa gạo và các hoạt động nông nghiệp trong vùng châu thổ sông Cửu Long của Việt Nam - khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới - bị suy giảm nghiêm trọng.
Chúng tôi cực lực chống lại những hành động bành trướng phi pháp và bá quyền cùa Trung Quốc đối với Việt Nam. Chúng tôi đòi hỏi Trung Quốc:
1. Thả tự do lập tức và vô điều kiện tất cả ngư phủ Việt Nam hiện đang còn bị bắt giữ trái phép cùng với tàu thuyền của họ và bồi hoàn đầy đủ những chi phí chi trả cho việc sửa chữa những hư hại gây ra cho những tàu thuyền, và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho số hải sản bị tịch thu trái phép.
2. Ngừng ngay những hành động bạo lực bá quyền phi pháp đối với ngư phủ Việt Nam trên Biển Đông.
3. Ngừng xây thêm đập thủy điện trên khu vực Langcang Jiang. Xử lý toàn bộ nước phế thải kỹ nghệ đúng tiêu chuẩn quốc tế để bảo vệ chất lượng nước trong vùng để sông Cửu Long không bị trở thành một hệ thống thoát nước phế thải của các tập đoàn kỹ nghệ Yunnan.
4. Giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, biển đảo và lãnh hải bằng đường lối ngoại giao và tuân hành các qui ước quốc tế, không qua hành động áp chế bằng bạo lực. Những thái độ và hành động bạo lực chỉ làm gia tăng tình trạng bất ổn định không những cho vùng Đông Á mà còn cho vùng Đông Nam Á, khu vực rất cần sự ổn định chính trị, giúp cho công cuộc phát triển kinh tế trong khu vực.
Chúng tôi, người Việt Nam trên toàn thế giới ký tên dưới đây, đặc biệt quan tâm và lo ngại đến những biến cố dồn dập xảy ra ngoài Biển Đông, trên vùng Tây Nguyên và vùng biên giới Việt Trung. Sống cạnh Trung Quốc, như kinh nghiệm của người Tây Tạng, người Uighurs tại Tân Cương, chúng tôi biết rõ chủ trương lâu đời của Trung Quốc là xâm chiếm và đồng hóa các nước láng giềng có ít dân.
Chúng tôi kêu gọi những tổ chức bảo vệ nhân quyền tiến hành điều tra những sự ngược đãi và giết hại ngư phủ Việt Nam không võ trang và không ai bảo vệ, do hải quân Trung Quốc đang gây ra trên Biển Đông, và khẩn thiết đòi hỏi Trung Quốc tôn trọng quyền căn bản của con người đối với ngư phủ Việt Nam đang bi họ bắt giữ phi pháp và đòi tiền chuộc mạng.
Đính kèm:
(1) Bản đồ Biển Đông ghi lại những địa điểm thuyền đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công và bắt giữ, cho thấy rõ ràng họ đang ở trong vùng lãnh hải Việt Nam.
(2) Một số hình chụp cảnh ngư phủ Việt Nam bị đối xử tồi tệ và bị khủng bố, hạ nhục nhân phẩm và hình lính hải quân Trung Quốc đang khủng bố ngư dân Việt Nam.
(3) Thư của Tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng về việc khai thác Bauxite và hiểm họa Trung Quốc tại Tây Nguyên:
(4) Hồ sơ Việt Nam nộp lên Cao ủy Liên Hiệp quốc Đặc trách Cứu xét Ranh giới Thềm Lục địa:
Nhóm chủ trương sẽ gửi bản Tuyên Bố này đến các cơ quan liên hệ của Liên Hiệp Quốc, các vị dân cử trên khắp mọi quốc gia trên thế giới và các cơ quan truyền thông. Chúng tôi cũng đang soạn một Website để phổ biến biến dự án này trên hệ thống Internet. Trong tình trạng Tổ Quốc lâm nguy trước nạn Bắc thuộc, chúng ta không thể tiếp tục im lặng chờ đợi vào nhà nước Việt Nam và các đảng phái chính trị trong cũng như ngoài nước. Xin hãy cùng góp một tay để lên tiếng kêu gọi lương tâm thế giới trước nạn Bắc xâm.
Trân trọng
Nhóm Người Việt Thầm Lặng Chống Nạn Bắc Thuôc.
Danh sách những người ký tên tính đến ngày 07-08-2009: 44 người từ trong ra tới ngoài nước

VANG LENH TAU CONG, VIET CONG KHUNG BO NGUOI DAU TRANH

Nhà Nước VC giả dạng du đảng khủng bố người dân
Vi Anh
Không biết bao nhiêu lần, suốt từ Bắc chí Nam, chế độ CS Hà nội đã để cho công an CS giả dạng hay tổ chức cho du đảng dùng gậy gộc, hung khí hay vũ khí bén nhọn hành hung những người dân đấu tranh đòi quyền lợi vật chất hay tinh thần. Như các tôn giáo đòi tự do tôn giáo, cơ sở thờ tự; trí thức đòi dân chủ và nhân quyền; dân nghèo ở thành thị và thôn quê đòi nhà đất bị trưng dụng trả rẻ mạc như bị cướp- tất cả đòi hỏi cách ôn hòa, nhưng CS trấn áp bàng bạo lực. Trong nước người dân thích phim trinh thám Hồng Kông, Đại Hàn, Đài Loan và "báo đài" của Đảng Nhà Nước CS muốn dấu bàn tay lông lá của nhà nước, cụ thể là công an tổ chức, bảo kê, thị thiềng cho những kẻ giả dạng du đảng để đánh đập dân, nên lấy chữ "xã hội đen" để chỉ loại người du thủ, du thực, côn đồ ấy. Ở hải ngoại thấy trong nước xài cũng xài luôn như một thông tín viên của Đài RFA dùng cả một bài truyện thời sự dài để phân tích.

Nhưng chữ dùng thích hợp nhứt có lẽ là chữ "khủng bố nhà nước" (state terrorism). Khủng bố nhà nước ở đây có nghĩa là hành động của nhà nước khủng bố người dân dưới hình thức công khai hay âm thầm, mà hình thức dùng du đảng hay công an giả dạng du đảng hành hung dân là một trong những cách. Chữ nhà nước để sau danh từ khủng bố dóng vai trò tỉnh tự phụ nghĩa cho danh từ khủng bố, tiếng Việt tỉnh từ để sau tiếng danh từ, tiếng Anh để trước theo văn phạm.

Thực chất khủng bố nhà nước là khủng bố của nhà nước, vì nhà nưóc, do nhà nước. Chữ này đã có trong danh từ chánh trị và xã hội học lâu rồi. Hai môn học Chánh trị Học và Xã hội học đã sữ dụng chữ này trong sách giáo khoa như cuốn Society: The Basics của John J. Macionis năm 2000 đã xuất bản lần thứ 5 rồi, hầu hết sinh viên đại học Mỹ nào cũng học . Một cách đại tổng, định nghĩa của chữ " khủng bố nhà nước" này là hình thái khủng bố do người của nhà nước như công an, quân đội trực tiếp thực hiện hay do người của nhà nước giả danh, giả dạng thường dân hoặc người do nhà nước mướn như du đảng để thực hiện. Với định nghĩa đó, người ta thấy CS Hà nội đang thi hành kế hoạch khủng bố nhà nước đối với các phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN và phong trào đòi quyền sống, quyền sỡ hữu của nông dân và quyền lao động của công nhân.

Thực vậy cường độ và nhịp độ của những cuộc khủng bố nhà nước ở VN ngày càng tăng. Mới đây trong một thời gian gần như đồng thời tại hai địa điểm cách xa nhau, công an CS nhất tề thực hiện hai cuộc khủng bố nhà nước. Trước sự thị thiềng của công an, cán bộ, đảng viên của địa phương, du đảng công khai bạo hành Phật Tử và tăng ni tu học ở Chùa Bát Nhã (Lâm Đồng) và giáo dân và vị linh mục Công Giáo tại giáo xứ Tam Tòa ở Đồng Hới. Còn trước đây, không giấy mực nào ghi lại cho hết những vụ công an dùng du đãng khủng bố người dân đòi hỏi quyền lợi tinh thần và vật chất đã bị CS cướp đoạt. Bao nhiêu Dân Oan đi khiếu kiện bị công an cho côn đồ cả lũ đến đập phá, đánh đập, bắt thẩy lên xe như thẩy heo để chở về địa phương. Du đãng đánh dập Dân oan ở Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng (Hà nội), văn phòng tiếp dân ở Saigon, Mỹ tho, Cần Thơ, v.v.

Mục sư Nguyễn Công Chính,, Chủ Tịch Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam, ở Cao Nguyên, bị một bà trưởng công an cho một tên du đãng bóp hạ bộ, đau nghẹt thở thiếu điều lòi con mắt để bà công an này cười "cực kỳ" khoái cảm. Sau đó Mục sư bị công an canh gác trước nhà ông đánh đập, hành hung, suýt lọt tròng con mắt, mí trên và dưói máu chảy ròng ròng.

Bao nhiêu nhà tranh đấu dân chủ bị công an giả dạng thường dân, du đãng chẹt xe, bắt cóc trên đường đi. Từ luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, nhà báo tự do Điếu Cày. Cựu Trung Tá Bộ Đội CS Bắc Việt Trần Anh Kim, Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nguyễn KhắcToàn, LM Phan Văn Lợi, LM Nguyễn Văn Lý, Lê Nguyên Sang, Trương Minh Đức, nhà văn Nguyễn Xuân Nghiã, cô Phạm Thanh Nghiên, ông Phạm Văn Trội và nhà giáo Vũ Hùng; tất cả đều, cách này hay cách khác, bị công an, du đãng khủng bố nhà nước. Nhà văn Trần khải Thanh Thủy bị liệng phẩn vào nhà 14 lần.

Khủng bố nhà nước quá nhiều, quá thường, lập đi lập lại từ Bắc chí Nam VN nhiều lần đến nổi khó mà nhớ hết. Hầu như mỗi lần công an hay nhà cầm quyền trấn áp người dân là có xảy ra, như đó là qui luật, tiêu lịnh hành động của CS đối vơi người dân dám chống đối nhà cầm quyền vậy.

Sở dĩ CS dùng côn đồ thực hiện cuộc khủng bố nhà nước vì dùng lực lượng võ trang chính thống mà đàn áp dân thì mang tiếng với thế giới, vì thế họ phải mượn tay du đãng để khủng bố trấn áp người dân.

Tóm lại khủng bố không phải chỉ có khủng bố Hồi Giáo cực đoan mà tổ chức Al Qaeda của Bin Laden đã biến thành hệ thống và chiến thuật gần đây. Độc tài CS đã biến khủng bố thành một kỹ thuật và nghệ thuật tinh vi, cao kỳ để khủng bố tinh thần và vật chất con người trước rồi, từ trứơc, trong và sau cuộc Cánh Mạng Vô sản ở Nga. Còn độc tài quân phiệt như ở Miến Điện và giáo phiệt như ở Iran vẫn dùng khủng bố để trị dân và bây giờ hãy còn. Theo định nghĩa nhiều học giả đồng ý, khủng bố hàm súc ý nghĩa dùng hành động bạo lực hay dùng hăm doạ của cá nhân hay của tổ chức để đạt mục tiêu chánh trị. Khủng bố có ba hình thức, đen, trắng, xám. Không phải chỉ có cá nhân hay tổ chức chánh trị dùng khủng bố, mà nhà nước cũng dùng đối vơi người dân của mình. Loại khủng bố nhà nước đó là dùng bạo lực, thường không cần sự giúp đỡ của pháp luật, có khi hành động đó trái luật hay vô luật nữa, nhưng do người của nhà nước thực hiện. Tiêu biểu như Saddam Hussein xây dựng chế độ thống trị của Ong trên đất nước và nhân dân Iraq bằng khủng bố nhà nước.

Điều mà nhà cầm quyền CS Hà nội để cho các nhà cầm quyền địa phương và công an CS dùng côn đồ để khủng bố tinh thần và vật chất người dân đòi quyền sống và đòi tài sản là một thứ khủng bố nhà nước. Tất cả nhũng chủ thuyết khủng bố đều biện minh bằng phương châm của CS, cứu cánh biện minh cho phương tiện. Cứu cánh là mục tiêu chánh trị của nhà nước. Đối với CS Hà nội cứu cánh là giành, giữ, bám độc quyền cai trị toàn diện cho Đảng CS. Mọi hành vi cá nhơn hay tập thể đi ngược lại hay thách thức quyền bính đó của Đảng, thì Đảng buộc tội là phản động, phản cách mạng, CS diệt với bất cứ giá nào, bằng mọi phương tiện dù sắt máu, ác độc, ác đức nhứt, trong đó khủng bố nhà nước là một cách CS Hà nội thường dùng.

VI ANH

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

DOI NGUOI CON GAI DUOI BAN TAY HO CHI MINH VA BON TAY SAI

CUOC DOI PHU NU VIET NAM DUOI THOI DAI CONG SAN

LAY CHONG THEO SU PHAN CONG CUA DANG
Nhung phu nu mien Bac bi cuong bach lay nhung thuong phe binh que cut, dui mu, co anh bi mat ca bo phan sinh duc. Do la su ban thuong cua Dang c cho thuong binh, co to me chi phai vang loi


CUOI VO ROI DI VAO NAM GIET NGUOI
Nhung anh hoc tro bi cuong buc di vao Nam giet nguoi, duoc goi la trung tuyen va tu nguyen thi hanh nghia vu cao ca. Neu khong chiu ra di thi cha me se bi bop tai, cat ho khau duoi di, khong cho di san xuat lua gao duong nhien la chet.
De may cau nay yen tam, Dang C buoc ho phai cuoi VO truoc ngay di vao con duong chet, thuong la 3 ngay hay 1 tuan sau la di ngay.

TAI SAO PHAI CUOI VO TRUOC KHI DI VAO NAM
Da co vo roi thi yen tam, neu vo co bau thi chet cung cam long. Da co vo roi khi anh ta khong phai la con mot, nen khong duoc mien di vao Nam. Nguoi vo thay khong con thanh nien trai trang nua, ai muon cuoi cung lam lieu vang loi cho xong mot cuoc doi nguoi dan CS. Nguoi vo ve nha chong, bot di mot ganh nang cho cha me khong du luong thuc nuoi con, ve nha chong nguoi vo tro thanh lao dong chinh cho gia dinh nguoi chong khong bao gio tro ve nua.
The la tro thanh no le khong cong, moi gia dinh deu suy doi vi mieng com, khinh bi nhau, chuoi rua nhau, nang dau khong biet phai di dau. Nhung van co can bo cap to kiem cach du do the xac, roi pha thai tan doi nguoi con gai Bac ki.

PHA THAI O MIEN BAC : THAI NHI DUNG LAM THUOC BO
Chi em bi cuong buc lay chong, nhung khong bao gio co chong o nha, nhung thong tin deu bi bung bit, kiem duyet…neu chong chet o mien Nam thi VC im luon de nguoi nha hy vong va tin tuong vao duong loi luu manh cua HCM. The la can bo VC dia phuong ra suc di san moi, choi thoa suc, chi em phai di pha thai lien tuc mac du khong co dua con nao. Thai nhi duoc bon VC dem ve lam thuoc bo, mot so lon can bo VC dam ve nuoi Heo, heo duoc nuoi trong nha voi hang chuc con heo.

VIET CONG CUONG BUC PHU NU NONG THON MIEN NAM VAO RUNG SAU
Bon du kich thuong thuong ban dem vao nha dan nong thon, bat thanh nien nam nu vao trong bung bien, vao khu khang chien va buoc ho tham gia nhung tran danh du kich pha hoai lang xom mien Nam. VC goi do la doi quan toc dai

TUYEN NHAN VIEN NU LAM O KHANH SAN, NHA MASSAGE
Cac em gai con nho nhung cua gia dinh suy kiet cho con gai vao lam nhung nha HANG, khach san…la nhung nha THO cua VC, nhan vien deu bien thanh Di, di nhien la ten lanh dao phai huong truoc, choi truoc. ( Ten giam doc nha may det Nam Dinh da choi tat ca phu nu trong nha may, bi thua kien ma khong sao ca)

VIET CONG PHA NAT GIA DINH NGUOI MIEN NAM
Bon can bo mien Bac sau 75 tran ngap vao mien Nam kiem an qua con duong tong tien hu doa, tich thu, cuop sach…danh tu san, danh tu thuong, lay nha…
VC tim moi cach cuop vo cua nguoi mien Nam, lam cho ho doi khat, tung thieu, bi binh khong co tien mua thuoc…tu do chung ga gam, hua hen mot cho lam viec de cuong dam, dung quyen luc va tien cua de lay nhung nguoi dan ba khon kho nay. Dac biet la chung dung moi cach de lay vo cua nhung tu binh sau 75 va o ngay trong can nha do, neu nguoi tu con song va tro ve, ho se cam thay nhieu noi bat hanh hon, dau kho hon khi mat ca gia dinh, mat ca nhung dua con tho ngay kho khao bay gio la nhung tre co hu hong, hon xuoc, say sua..

THAN PHAN NGUOI PHU NU DUOI CHE DO VIET CONG
Nhung nguoi vo cua can binh Viet cong ngheo kho, song kho khan, binh tat khong noi nuong tua, nguoi chong khong co tro cap gi, chi biet danh giet theo menh lenh, truoc75 la danh giet nguoi Viet o mien Nam, sau 75 la danh thue cho bon Nga, Vi Nga co moi tranh chap voi Tau sau 75, hai thang cuop Nga Tau khong muon danh nhau vi so nguoi cua no chet nen chung no sai Viet Mien thu suc voi nhau hon 10 nam. Nguoi vo cua bo doi VC pha ganh vac gia dinh, nuoi con va cha me ca 2 ben, co nhung anh bo doi cong song sot tro ve voi doi chat cut, tay que, minh day thuong tich la tro thanh mot ganh nang ne qua muc cho nhung nguoi vo va cho ca dan toc VN.

BAO NHIEU CO GAI RA NUOC NGOAI DE THANH GAI MAI DAM
TAT CA NHA NGHI CUA VC DEU CHUA GAI MAI DAM
AI DA BAN TRE EM CHO BON MAI DAM TRONG NUOC, NGOAI NUOC

That tham thuong cho dan toc duoc ban tay tan doc cua VC va HCM, chi biet lam tay sai cho Nga Tau ma dim dan toc trong bien mau. Say 75 lai chap nhan di danh thue chem muon cho bon Nga de lai cho dat nuoc them hang trieu nguoi que, dui, cut.. roi them di diem, ma co, cuop giut…Hoi bon cuop VC hay tu sat di de khoi mang tieng diem nhuc cho nguoi Viet

TAI SAO NGA TAU CAI DAT HO CHI MINH LANH DAO PHIA BAC VIET NAM

CHIEC BAY HAN THU NAM BAC VIET NAM

Sau nhung loi TUYEN BO khieu chien cua Ho CM, mot ten tay sai cua Nga Tau dam tien phong cho ca khoi CONG SAN thach do khoi tu ban, doi tieu diet khoi tu ban tu do.
Chu truong cua phe CS la tan diet phe tu ban voi hy vong la chiem doat tai san san co cua tu ban da lam ra ma khong can phai bo suc lao dong tao dung.
Bon Nga Tau da nham vao nuoc VN, mot nuoc co day nui Truong son xuyen suot nam Bac, noi co the de cho bon CS an nap, che dau vu khi, con nguoi va tu do co the tan cong dong bang. Nhu vay Viet nam la noi li tuong de co the gay ra mot cuoc chien truong ki vai chuc nam rat an toan cho phe du kich.
Mot li do dac biet khac la tong so vu khi quan nhu trong De nhi The chien con lai hang tram ngan ti dola, hang ngan nha may cong xuong van con do, vay thi ai se tien thu so vu khi nay, ai se mua hang hoa giet nguoi nay va neu ngung san xuat thi quyen luc cung giam sut, tien an cap hoi lo tham o cung mat tieu. Do vay bon Nga Tau da cham HO CHI MINH, phai giup do thang nay het minh, phai xay dung cho no mot phong trao vung manh, lam bat cu hinh thuc nao mien la de no dung dau mot nuoc. Co suc tao dung cho ten HCM mot danh tieng, uy tin du la gia doi, lua bip.
Va roi bang moi cach phai chia doi nuoc VN thanh 2 phe de gai bay cho 2 phe nay giet nhau. Cho ten HCM dung ve phia Bac, phe ta, cho no theo hoc thuyet CS, lanh dao theo duong loi sat mau, tren noi duoi thong nghe la dap dau, thanh trung, thu tieu, phai giet mot do de ham doa so khac, phai giet hang loat, giet tap the, giet tren duong pho, giet ban dem…co nhu vay moi vang loi
Con vo so duong loi khac de ham doa nhu sach nhieu ho khau, viec lam, di lai, an noi, suy nghi, to cao, phe binh nhau, thi dua vang loi lam theo chi tieu,cuong buc lao dong tay chan, hop hoi, hoc tai lieu, xep loai cong tac cua nhau…Bien phap ban thiu hon la bop luong thuc, su dung tem phieu, doi va huy tien, tung them tien gia tri ca tram lan tao lam phat 100 lan moi nam, han che mua ban thuoc binh, kham binh tu nhan
Bien phap cho san di to cao, rinh mo khap moi noi, nup len chung quanh nha de nghe len, vao thang tung gia dinh vao bua com de xem ho an mon gi, ban dem di luc soat kham nha luc moi nguoi dang ngu
Nguoi dan Bac song vo vong, song trong nha tu kho sai, bi nhoi so oc nao, bip lua bip ta thuyet do day, lai bi bop nghet cuoc song tram be, chi biet vang loi hoac bi giet. Chap nhan cuoc chien tranh nguoi Viet giet nguoi Viet, tay phai cam ma tau Trung quoc chem tay phai cam khieng cua My. Mot cuoc chien ngu xuan ban thiu, o nhuc, con thua loai cho.
Nho vay,Cong san va Ho CM da vo vet sach thanh nien nam nu mien Bac sau nam 54 dua vao day Truong son lam moi cho may bay B52, F111, F15,F16, khu truc co,…cua mien Nam. , hang trieu can Anh bom Napal, bom lua, bom dau dinh,… duoc doi xuong tren dau cac cac thanh nien moi lon cua mien Bac VN, nhung cau hoc tro chua biet mui tinh yeu, con ngo ngac voi cay sung AK, voi cay ma tau cua Trung quoc, bong nhien bi giet chet ma khong hieu tai sao.
Nhung cau bo doi con song sot van tiep tuc bi thuc ep vao tan cac lang xa Mien Nam, song chui ruc duoi ham ho, ban dem di cuop lua gao de song, nhiem vu chinh la am sat, thu tieu nhan vien, can bo mien Nam. Tu nhung cau hoc tro tho ngay, nhung trai trang nong thon hien hoa, ho da tro thanh nhung ke khat mau, tham sat nhan dan khong gom tay. Ho CM da tuyen truyen long thu han ngu xuan vao dau oc kho dai cua nhung dua con ngoan VN, lai con cuong ep bo doi ngo ngan vao hoan canh tuyet vong, hoac la thi hanh menh lenh hoac la chet, di giet nguoi vo toi hoac la se bi thu tieu.
Sau nhieu nam an nap trong rung ru, trong hang, ham bi mat, neu khong chet vi binh tat thi cung chet vi bi thuong tich, bi bat bo, cung co the bi giam tu va chet. Nhung nguoi than co lai o mien Bac roi phai nhin thay hau qua cai chet cua nguoi than, giet nguoi phai den mang, gieo oan phai gap oan, lam ac phai gap ac…nhung ma cuoc doi khong phai vay, con nguoi khong co du li tri va khon ngoan, khong co nhan thuc ve cuoc doi, kien thuc chua duoc hoc, the roi ho se thu han mai, mong duoc tra thu nguoi mien Nam.
Chi co Ho chi Minh ngoi mim cuoi voi nhung nu cuoi hiem doc, gian manh voi nhung net tan bao trong khoe mat cua han. Ho chi Minh suy nghi: Ha Ha, Tao da tao duoc moi thu han cho nhan dan mien Bac, roi day chung no se xin vao mien Nam de tra thu, de giet lan nhau theo linh cua su phu Trung quoc cua tao…ha ha ha ha…ha ha ha..

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2009

HO CHI MINH TIEU DIET VAN HOA TRUYEN THONG VIET

CỘNG SẢN & CHỦ TRƯƠNG TIÊU DIỆT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

GS NGUYỄN THIÊN THỤ

Ghi chú của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN: GS NGUYỄN THIÊN THỤ là một học giả về văn hóa - nghệ thuật Việt Nam hiện đại, nguyên giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước tháng 4-1975. Ông là tác giả bộ “Văn Học Hiện Đại”, xuất bản tại hải ngoại năm 2006, trên 2500 trang, chưa kễ các sách xuất bãn tại Sài Gòn. Ông hiện đang soạn thảo vài bộ sách khác nữa, sẽ được giới thiệu trong thời gian tới đây.

Ông hiện sống tại Ottawa, Canada.

* * *

Chính sách chuyên chính vô sản đã xuống tận các ngành nghề và thôn xã. Kinh tế, chính trị, khoa học đã đối diện với bộ mặt kinh khủng của nó. Văn hóa là mặt trận bị cộng sản vây đánh hội đồng mặc dù chúng nó không có kiến thức văn học nghệ thuật nhưng quỷ vương đã cho chúng làm công an văn hóa. Trong TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN (TNCS), chính Marx đã ra chỉ thị cho vô sản lật đổ thượng tầng kiến trúc cũ, đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa cũ.
Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I ,15)

Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II, 5)

Chỉ thị của Marx chỉ trong mấy dòng ngắn ngọn nhưng đã gây ra bao cảnh tàn phá đau thương, gây thiệt hại cho đời sống tinh thần và vật chất của quốc gia và xã hội. Đó là tội ác vi phạm nhân quyền và tàn phá tài sản nhân loại.Ông mù quáng, không thấy khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn là sự kế thừa của nhân loại. Những khoa học và triết học La, Hy, Ấn, Hoa đã làm nền tảng cho văn minh nhân loại ngày nay. Ông quên rẳng tư tưởng của ông cũng chỉ là tiếp thu tư tưởng của cách mạng Pháp, kinh tế Anh và triết học Đức.

Về triết học, ông không thể phủ nhận Hegel mặc dù có nhiều điểm ông khác Hegel. Ông cho rằng thuyết duy vật của ông đúng nhất, còn các thuyết duy tâm là sai cho nên tất cả tư tưởng, tín ngưỡng ngoài Marx là lạc hậu, phản khoa học, cần diệt trừ. Ông chủ trương phủ định của phủ định, cái mới tốt hơn cái cũ và diệt trừ cái cũ.Ông còn nói "Tôn giáo là thuốc phiện". Theo ông, các đệ tử của ông đốt sách, phá chùa chiền, nhà thờ, cấm dân chúng thờ cúng tổ tiên, cấm các phong tục tập quán, luân lý đạo đức cũ, bỏ tù hay giết hại những ai làm thơ, viết truyện, viết biên khảo hay phát biểu tư tưởng ra ngoài khuôn khổ Marx. Bởi vậy mà cộng sản muốn hủy bỏ gia đình, bắt trẻ con hoan hô lãnh tụ thay vì dạy trẻ yêu cha me, tổ tiên. Truyền thống của ta là trẻ kính già, con cái hiếu thảo với cha mẹ. Hồ Chí Minh tuân theo Marx, trong nước không phân biệt già trẻ, cha con cứ gọi nhau bằng đồng chí, anh em, chỉ riêng ông Hồ thì gọi là bác. Khẩu hiệu của Hồ là "trung với đảng, hiếu với dân". Chúng còn tàn ác hơn, bắt con tố cha, vợ tố chồng, học trò theo dõi thầy, phá hủy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Việc cải cách ruộng đất, đánh tư sản, triệt hạ tôn giáo ở Nga, ngoài mục đích hủy bỏ tư hữu, trừng phạt " kẻ dị giáo", bọn bóc lột, phản động, tâm ý Lenin là nhắm vào ruộng đất và tiền bạc của Chính thống giáo, một kho tiền bạc mà Lenin nghĩ là có thể giúp ông trang trải ngân sách thiếu hụt của nền kinh tế khập khểnh lúc ban đầu. Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh phát động cải cách ruộng đất, đánh tư sản, triệt hạ tôn giáo cũng là muốn tóm thâu vàng bạc của dân chúng để làm tài sản cho họ.

Con người sống với quá khứ, hiện tại và tương lai. Cộng sản cắt bỏ quá khứ chỉ nói đến lich sử hiện tại có mặt cộng sản và ra sức tô son chuốt phấn cho họ như Hồ Chí Minh đề cao cộng sản Việt Nam, nói xấu Quốc Dân đảng, Đại Việt, và trong xã hội và trường học, cộng sản Việt Nam chỉ đề cao Hồ Chí Minh, Tố Hữu . Họ bắt văn nghệ sĩ phải ca tụng họ cho dù đảng ăn cắp, phản dân, hại nước.

Cách mạng là thay cũ đổi mới nhưng phải phân biệt tốt xấu, đúng sai. Mạnh tử dạy " Tận tín thư bất như vô thư". Descartes nói rằng phải suy nghĩ và kiểm nghiệm trước khi tin tưởng. Đó là những thái độ của trí thức và khoa học. Còn mỗi người có một lối suy nghĩ riêng, không nên rút phép thông công hay đưa lên giàn hỏa như hành động của nhà thờ trung cổ.

Chủ thuyết của Marx coi nhân dân là kẻ thù ( công nhân, vô sản chỉ là bù nhìn) cho nên bị nhân dân chống đối.Chủ thuyết đấu tranh giai cấp chỉ đưa đến độc tài chuyên chế .

Chủ thuyết cách mạng triệt để của Marx là thái quá. Chúng ta phải công nhận xã hội nào thì có nền thượng tầng kiến trúc nấy. Nền kinh tế tư bản đã đưa ra nhiều công cụ sản xuất mới, nhiều khám phá mới, và nhiều tư tưởng mới. Nhưng trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, những tư tưởng xưa, những vốn liếng cũ vẫn được giữ lại như các tôn giáo như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành giáo, Hồi giáo, Khổng giáo vẫn còn tồn tại mặc dầu có nhiều thay đổi. Người ta xây dựng cái mới trên cái cũ chứ không phá hoại tất cả cái cũ.

Thái độ tự tôn của Marx cho rằng ông đúng nhất, ông miệt thị các nhà xã hội và các đảng vô sản, đảng xã hội và đảng công sản đương thời. Thái độ kiêu căng, khinh mạn đó ông đã thừa hưởng ở Hegel. Thái độ hung hãn, coi khinh thiên hạ của ông đã truyền lại cho đời sau tính độc tài tư tưởng, và chính sách vô sản chuyên chính của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đưa đến việc bỏ tù và tàn sát hàng trăm triệu người.

Chính sách phá hủy thượng tầng kiến trúc xã hội đã gây nhiều tai hại như một cơn sóng thần tàn phá của cải vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại.Nó dẫn đến nhiều tệ hại:

+ Lãnh tụ kiêu căng, cho mình là tài giỏi nhất, đảng do họ lãnh đạo là bách chiến bách thắng. Trong khi lãnh tụ kiêu căng thì đưa đến bọn thủ hạ ninh hót, dối trá.

+Chủ trương độc đảng, họ cho rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản là tốt, ai không theo cộng sản thì bị bách hại, những ai kể cả đảng viên có ý kiến khác lãnh tụï là bị trừng phạt như vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Độ, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Kiến Giang. . .

+Vì chủ trương phá hủy pháp luật cho nên họ khinh thường pháp luật, ra tay chém giết hay bỏ tù tùy thích và lấy cắp tài sản quốc gia tùy thích. ..

+Chủ trương “tôn giáo là thuốc phiện” đưa đến việc ngăn cấm tự do tôn giáo, phá hủy chùa chiền, đền đài. Nay cộng sản tu tạo đền đài, chùa chiền không phải tôn trọng tín ngưỡng và văn hóa cũ, chẳng qua là muốn lấy tiền của UNESCO và phát triển ngành du lịch, đồng thời lấy tiền những người tham quan, sùng bái, hành hương, lễ hội bỏ túi.

+Độc quyền tư tưởng Marx đưa đến việc suy tôn lãnh tụ, ca tụng đảng dù đảng xấu xa, và bóp nghẹt sáng tác văn học, nghệ thuật và khám phá khoa học. Cũng vì muc tiêu tuyên truyền, cộng sản đã xuyên tác lịch sử, ca tụng người giả việc giả, làm cho nhân dân và học sinh, sinh viên chán văn học nghệ thuật cộng sản, dẫn đến việc giáo dục và văn học, nghệ thuật suy đồi.

Viết "Tuyên ngôn của đảng cộng sản", "Tư Bản luận" , Marx có dụng tâm chính trị chứ không thuần triết lý.Ông thấy thời bấy giờ cách mạng kỹ nghệ đang lên, ông muốn dùng giai cấp vô sản với hứa hẹn xóa bỏ bóc lột, tịch thu tư liệu sản xuất giao cho công nhân làm chủ, để cho họ theo mình. Ông cũng mơ ước xóa bỏ giai cấp tư sản thì nhân loại tiến bộ và hoà bình nhưng ông đã lầm. Cuối cùng thì tư sản cũng như vô sản và toàn dân đều trở thành nô lệ của cộng sản. Chỉ có bọn cộng sản là có lợi trong việc chiếm hữu toàn thể tài sản quốc gia và làm chủ đất nước. Chủ nghĩa Marx là một giấc mộng hão huyền và cũng là một sự dối trá lớn nhất của thế kỷ XX đã làm cho hàng trăm triệu người chết, là một thiêt hại gần gấp đôi hai cuộc thế chiến vừa qua!.

Xin đọc

+ CỘNG SẢN LUẬN của Nguyễn Thiên Thụ

+NHỮNG CON CÁO ĐỎ của Nguyễn Thiên Thụ
tại Sơn Trung Thư Trang

http://sontrung.blogspot.com/

Thái thú Hồ Chí Minh : học trò nhiều mặt của Mao

Hồ Chí Minh : “Ta thà làm Thái thú đất Bắc còn hơn làm người bảo vệ nước Nam”
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng (1259-1285) sống mãi trong tim hồng của Dân Việt nhờ câu nói bất khuất trung dũng: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Tập đoàn lãnh đạo CSVN hiện thời cũng sẽ sống mãi trong tim đen của Dân Việt qua câu nói: “Ta thà làm Thái thú đất Bắc còn hơn làm người bảo vệ nước Nam”.

Dĩ nhiên đám cầm quyền này (cụ thể là 15 thành viên trong Bộ Chính trị hiện thời) không thốt ra từng chữ câu trên nhưng đã và đang bày tỏ điều ấy qua từng hành động của họ. Khởi từ và bắt chước Hồ Chí Minh, học trò nhiều mặt của “Mao chủ tịch vĩ đại”, tập đoàn lãnh đạo CSVN từ trước tới nay chỉ có một sự nghiệp duy nhất: mở đường, mở biên giới, mở hải lộ cho Trung Cộng tiến xuống phía Nam, thôn tính đất Việt để mình được muôn đời làm Thái thú. Họ luôn câm họng trước những đòi hỏi ngang ngược của Kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, kể từ đòi hỏi về hải phận 12 hải lý ngày 14-09-1958 (Công hàm bán nước), qua đòi hỏi về Ải Nam quan, thác Bản Giốc ngày 30-12-1999 (Hiệp định biên giới), đòi hỏi về 47% diện tích biển Đông ngày 25-12-2000 (Hiệp định vịnh Bắc bộ), đòi hỏi về khai thác bauxite ở Tây Nguyên ngày 03-12-2001 (Tuyên bố Việt-Trung) rồi ngày 01-11-2007 (Quyết định 167/QĐ-TTg), đến đòi hỏi về việc đánh cá ngày 16-05-2009.

Nói cho ngay, đôi khi cũng có vài lời phản kháng của phát ngôn viên bộ ngoại giao CSVN, nhưng đó chỉ là những ngôn từ hết sức yếu ớt, vô cùng chiếu lệ, chẳng kèm theo hành động gì trên thực địa và trước quốc tế cả. Ngày 8-1-2005, Trung Cộng bắn chết 9 ngư dân Thanh Hóa, thế nhưng Phan Văn Khải (thủ tướng CSVN) và Nguyễn Di Niên (ngoại trưởng) vẫn câm họng về vụ việc trước Cố Tú Liên (phó chủ tịch Quốc hội TQ) và Tề Kiến Quốc (đại sứ TQ tại Việt Nam), một chỉ nâng ly chúc mừng mối quan hệ 50 năm thần phục. Gần đây hơn, giữa lúc tàu vũ trang của Trung Cộng cấm cản, cướp bóc, phá hoại tàu đánh cá của Việt Nam, làm ngư trường sóng gió, ngư dân điêu đứng, ngư nghiệp lụn bại, thì ngày 25-05, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á-Âu lần thứ 9, Ngoại trưởng CSVN Phạm Gia Khiêm vẫn chỉ biết xun xoe trước Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng “quan hệ hai nước thời gian vừa qua tiếp tục có những tiến triển quan trọng… quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung nhất định sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa”. (x. TTXVN 25-05-2009). Hôm sau, đến phiên Nông Đức Mạnh lại trâng tráo bày tỏ trước tên đại diện Thiên triều: “Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với TQ, vun đắp cho quan hệ đó ngày càng đơm hoa kết trái” (x. http://www.cpv.org.vn). Ngày 04-06, thay vì triệu Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường tới Bộ Ngoại giao để trao công hàm phản đối, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn lại nhục nhã lết đến trụ sở của tên đại diện này, van xin hắn đừng “tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá Việt Nam… đừng cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nữa” (x. TTXVN 06-06-09). Đến ngày 12-6, Nông Đức Mạnh lại tiếp Lý Nguyên Triều, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Cộng với những lời lẽ của lũ bầy tôi khiếp nhược: “Chuyến thăm Việt Nam lần này của Đoàn thể hiện sự quan tâm và coi trọng của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đối với việc thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, là biểu hiện sinh động của việc xây dựng quan hệ đối tác tác chiến lược toàn diện Việt-Trung; VN đánh giá cao việc hai nước hợp tác có hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức nhân dân, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung Quốc lên một tầm cao mới”. (x. TTXVN 13-06-2009). Cái gì đã khiến cho những tay lãnh đạo chóp bu này phải câm miệng trước quốc nhục và quốc họa nhãn tiền trên Biển Đông như vậy? Đến phiên Nguyễn Tấn Dũng lại câm miệng về chuyện bauxite trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 (20-05 đến 20-06) vì đã được Trung Cộng tống vào họng 150 triệu đôla từ tháng 10-2008 (theo Chân Trời Mới 17-06-2009)

Và như một mặc cảm bù trừ, càng câm miệng trước Đại Hán bao nhiêu, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam càng bịt miệng người dân Việt Nam bấy nhiêu. Nạn nhân đầu tiên của họ chính là cái Quốc hội bù nhìn, nơi lẽ ra vang lên tiếng nói trung thực của nhân dân. Thế nhưng, 12 khóa Quốc hội lại chỉ là 12 đợt gia nô hoàn toàn câm nín để sống còn, ngậm miệng để ăn lương, chuyên giơ tay “nhất trí cao” để tỏ ra “phấn khởi lớn” trước đảng. Từ 1946 đến nay, cái Quốc hội khốn khổ và khốn nạn này đã im re trước Công hàm bán nước 1958, đã nhắm mắt ký bừa hai hiệp ước lãnh thổ (1999) và lãnh hải (2000), đã thản nhiên ra bừa vô số luật, nghị quyết, pháp lệnh chỉ có lợi cho đảng. Gần đây nhất, kết thúc phiên chất vấn ngày 13-06, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng -bất chấp sự phản kháng của toàn dân- đã thay mặt các đại biểu để lên tiếng (thực chất là câm lặng) trước đảng như sau: “Vấn đề thăm dò, khai thác và chế biến bôxít ở Tây nguyên là vấn đề rất lớn, nhạy cảm, được nhiều cử tri đại biểu quan tâm và tất cả các ý kiến đều đồng ý về chủ trương, chứng tỏ có sự đồng thuận lớn. Nhiều đại biểu đã góp ý cho dự án về nhiều mặt: kinh tế, môi trường, an ninh, công nghệ, bản sắc văn hóa dân tộc... Các ý kiến đều có tính xây dựng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao… Quốc hội sẽ tiếp tục giám sát dự án này trên cơ sở của sự đồng thuận và ủng hộ, bảo đảm làm sao cùng Chính phủ, cùng với các cơ quan khác trong toàn hệ thống chính trị thúc đẩy thực hiện cho được chủ trương mang tính chiến lược rất quan trọng này" (x. Tuổi trẻ online 13-06).

Nạn nhân thứ hai bị buộc phải câm lặng là báo chí, vốn phải là tiếng nói của nhân dân, phản ảnh của công luận, cơ quan của sự thật. Thế nhưng, theo nhà văn Võ Thị Hảo (bài Ngày báo chí Việt Nam 21-6-2009 : một lễ cầu siêu...), “sau sự kiện nhà xuất bản Đà Nẵng và báo Du lịch bị tạm đình bản… thì diện mạo xã hội Việt Nam và làng báo Việt Nam, cho đến giữa năm 2009 này có “nhiều điều trông thấy mà đau đớn lòng…” Đó là sự “nhắm mắt”, sự “xuôi tay” của báo chí trước rất nhiều sự thật. Mà những sự thật đó mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của đất nước và quyền tự do dân chủ của công dân… Báo chí -niềm hy vọng cuối cùng của công dân trong việc giám sát, sự minh bạch và công khai- đã ở vào tình thế nhiều khi buộc phải “nhắm mắt”, “xuôi tay”, nên lâu nay, mỗi ngày là một đại lễ hân hoan cho thế giới sâu mọt phá hoại nền kinh tế đất nước và phá hoại đạo đức xã hội… Cách thông tin của nhiều tờ báo hiện nay, đối với nhiều sự kiện quan trọng, được nhiều công dân hình dung thế này : Một tiếng búa gõ xuống, con gà được phép mổ một hạt thóc. Ngừng gõ, gà đừng mổ… Năm 2009 là năm báo chí Việt Nam, như nhiều người vẫn nói, “đành ngậm ngùi nhắm mắt xuôi tay”. Những người có lương tâm nghề nghiệp thì đành viết những bài “vô thưởng vô phạt”, làm công ăn lương. Những người không có lương tâm thì hả hê…”, nhất là nếu được bồi dưỡng kiểu 300K như sau cuộc họp báo của Công an về vụ Ls Lê Công Định!

Nạn nhân thứ ba chính là những người mà chức năng nghề nghiệp là lên tiếng cho công lý, tức các luật sư. Thế nhưng, thời gian gần đây, vụ sách nhiễu Luật sư Lê Trần Luật và các cộng sự vì “tội” biện hộ cho giáo dân Thái Hà và dự định biện hộ cho các nhà dân chủ Khối 8406 đang bị giam, vụ bác đơn của Luật sư Cù Huy Hà Vũ vì “mưu đồ” kiện thủ tướng CS ra tòa do đã làm trái luật bảo vệ môi trường, luật quốc phòng, luật di sản văn hóa, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi ra quyết định 167/2007 về việc khai thác bauxite Tây Nguyên, đặc biệt nhất là vụ bắt Luật sư Lê Công Định vì “tội” có những hoạt động dân chủ như viết bài đề cao pháp trị đa nguyên, soạn Hiến pháp mới, biện hộ cho các nhà đối kháng, tham gia các chính đảng đấu tranh bất bạo động, và dự tính cùng với luật sư Lê Quốc Quân kiện Trung Quốc ra quốc tế vì đã cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển của Việt Nam (ông bị bắt khẩn cấp một ngày sau chuyến viếng thăm của Lý Nguyên Triều), tất cả những vụ đó chứng tỏ đảng ra ra sức bình sinh bịt miệng các phát ngôn nhân của lẽ phải. Điều đáng xấu hổ là trong vụ này lại có sự “tung hứng theo đảng” của hai nhân vật nổi tiếng: Một là “giáo sư đại biểu” Nguyễn Lân Dũng vốn kết án Ls Định kiểu ngu trung: “Việc lập ra cả một Hiến pháp mới là chuyện hết sức phi lý. Đó là điều không ai có thể chấp nhận… Điều gì không phải thì nên phản biện, chứ không phải là thái độ kích động để lật đổ chính quyền. Điều đó là phạm pháp rõ ràng”. Hai là “luật sư đại biểu” Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Luật sư đoàn thành Hồ, vốn đã mau mắn đón ý ông chủ đảng mà ký quyết định xoá tên luật sư Định (từng làm phó cho ông ta) trong danh sách luật sư đoàn đang khi sự việc chưa ngã ngũ. Bị bịt miệng hay tự bịt miệng?

Dĩ nhiên cũng phải kể đến những nạn nhân thường xuyên, chính hiệu, được quan tâm đặc biệt, tức những công dân ngoài vòng bộ máy nhà nước mà đã và đang nhất định không chịu câm miệng và không để cho đảng dễ dàng bịt miệng trước bao sai lầm và tội ác của đảng, trước bao bất công và thống khổ của dân, trước bao nguy cơ và thảm họa của nước. Đó là các nhà đối kháng dân sự và đối kháng tôn giáo vốn đã và đang lên tiếng qua hình ảnh bị bịt miệng, qua sự im lặng trong nhà tù, qua tình trạng bị sách nhiễu quản chế, qua cảnh bị cướp bóc phương tiện, qua nỗ lực mở miệng, viết bài, tung chiến dịch lấy chữ ký, tập hợp quần chúng cách can đảm và đầy trí tuệ để bày tỏ thái độ…

Tuy nhiên, với tình thế hiện nay, chỉ lên tiếng khi đảng chưa đến bịt miệng và chưa kịp bịt miệng thôi không đủ. Cần phải mạnh mẽ và vĩnh viễn gạt bàn tay bịt miệng của cái thế lực gian trá và côn đồ đó. Ngoài việc lên tiếng cách cá nhân và tập thể, đã đến lúc nhân dân phải xuống đường, phải biểu tình, phải cất giọng long trời lở đất để làm im bặt mãi mãi tiếng nói độc quyền đã làm mưa làm gió trên đất Việt suốt mấy chục năm nay.

CSVN thần phục chó TQ do vô tổ quốc, vô dân tộc

Quán tính thống trị, thống trị theo kiểu bạo chúa và quán tính thần phục, thần phục đến độ nô lệ, là hai trong những nét đặc trưng của các đảng Cộng sản và các chế độ Cộng sản. Nói cách khác, chủ nghĩa CS chưa bao giờ là một chủ nghĩa để xây dựng một chính đảng hay một quốc gia có tinh thần độc lập với những thành viên tự do. Nó là chủ nghĩa cá lớn hiếp cá bé một cách tàn bạo: Đảng CS lớn hiếp đảng CS bé, và đảng viên CS to hiếp đảng viên CS nhỏ (chưa kể đảng CS hiếp đáp toàn thể nhân dân mình). Điều này thấy rõ qua sự khống chế tàn khốc của Cộng hòa Nga đối với 14 cộng hòa còn lại trong Liên bang Xô viết trước đây; sự can thiệp thô bạo của đảng CS Liên Xô vào các đảng CS Đông Âu lẫn các đảng CS nhỏ khắp thế giới, kể cả các đảng CS tại những quốc gia tư bản trước năm 1990; sự uy hiếp trắng trợn của đảng CS Trung Quốc đối với các đảng CS ở Đông Dương lúc này… Riêng trong mỗi đảng CS là sự thống trị kiểu bạo chúa của Bộ chính trị trên các đảng viên bên dưới và của kẻ quyền lực nhất trên các thành viên còn lại của Bộ Chính trị.
Rumani từng phải đào một thủy lộ lớn -với giá hàng trăm ngàn sinh mạng công dân của mình- để chuyên chở tài sản đất nước qua Liên Xô. Maurice Thorez và đảng CS Pháp từng ca tụng Liên Xô “đã đào tạo con người trưởng thành rất sớm” khi Stalin hạ mức án tử hình xuống ngang 14 tuổi. Một đảng viên CS Đông Đức từng mặc áo mưa, tay che dù đi giữa trời nắng tại Berlin chỉ vì lúc ấy bên Moskva trời đang mưa xối xả. Hồ Chí Minh từng tuyên bố trên quả địa cầu này, ai cũng sai lầm hết, trừ hai lãnh tụ bất khả ngộ là Stalin và Mao. Stalin từng giết hết tất cả các ứng viên kế vị Lênin trong Bộ Chính trị để trở thành “Người Số một”. Mao cũng từng thanh trừng các đại đồng chí như Lâm Bưu và Lưu Thiếu Kỳ, chỉ chừa lại Chu Ân Lai vốn tôn sùng Mao như một tên nô lệ…
Đảng CSVN, sau thời kỳ ban đầu tùng phục hai đàn anh lớn là Liên Xô và Trung Quốc, đã chuyển sang tùng phục Liên Xô và kết án Trung Quốc thậm tệ (xem cuốn “Sự thật về quan hệ Việt-Trung trong 30 năm qua” do bộ Ngoại giao CSVN công bố ngày 04-10-1979). Sau khi Liên Xô sụp đổ đầu năm 1990, CSVN quay lại thần phục Trung Quốc vì không còn biết tìm chỗ dựa nơi nào khác qua màn “thú tội, qui hàng” ô nhục tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, TQ, vào tháng 9 cùng năm này. Quán tính thần phục do vô tổ quốc, vô dân tộc mà lỵ! Kể từ thời điểm đó, sự lệ thuộc chủ-tớ, sự gắn bó răng-môi, sự kết nối ca-đệ ngày càng khiến Việt Cộng sa vào vòng tay Trung Cộng, Nam phiên cuốn vào quỹ đạo Bắc triều. Mối quan hệ này được đánh dấu bằng những hiệp định bất bình đẳng về biên giới và vịnh biển năm 1999 và 2000, bằng những cuộc khấu đầu bái yết của các tân tổng bí thư, tân bộ chính trị CSVN sau từng đại hội đảng, bằng những cuộc trình báo xin phép của các phái đoàn CSVN trước khi đi thương lượng với chính giới Mỹ-Âu, bằng những tuyên bố chung bất lợi cho VN năm 2001, 2008 (về khai thác bauxite), bằng những công trình đang được khai triển ở VN và các quốc gia lân cận như xây dựng xa lộ Trường Sơn, mở rộng đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông qua Quảng Trị, xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi, khai thông lòng Cửu Long để tàu vận tải nặng có thể lưu thông trên thủy lộ nầy, thiết lập xa lộ nối liền Nam Ninh và Hà Nội, miễn hộ chiếu cho người Trung Quốc vào tận mũi Cà Mau, cho phép hình thành những làng Tàu từ Nam chí Bắc và đặc biệt là để cho Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên. Nhưng đau thương nhất và ô nhục nhất, mối quan hệ Việt Trung ấy được đánh dấu bằng những cuộc tàn sát, bắt bớ, cướp bóc ngư dân VN trên biển kể từ năm 2005 đến giờ mà CSVN chỉ phản kháng lấy lệ đôi lần, ngoài ra không có hành động gì cụ thể đối với Trung Quốc lẫn trước quốc tế (xin xem Kháng thư số 25 của Khối 8406) và bằng những cuộc cấm cản, bắt bớ, xử tù những ai khơi dậy tinh thần phản kháng quân Tàu. Bàn tay lông lá của Trung Quốc quả đã thọc sâu và thô bạo!
Đầu tiên có lẽ phải kể đến vụ xử nhà luật học trẻ Lê Chí Quang vào ngày 08-11-2002, đúng hôm khai mạc Đại hội đảng CS Trung Quốc lần thứ 16. Đây là món quà kính tiến và tạ lỗi với Đại ca vì đã lỡ để cho một tên nhãi nhép công bố khắp thế giới bài “Hãy cảnh giác Bắc Triều” viết cách đó một năm. Tiếp đến là việc dẹp cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức, nghệ sĩ, dân oan vào các ngày 09, 16, 23-12-2007 chống Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo biển Ðông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của nước Việt; việc dẹp cuộc biểu tình của sinh viên ngày 19-01-2008 để tưởng niệm 34 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, khiến cho 58 lính hải quân VNCH tử trận vì bảo toàn lãnh thổ; việc dẹp cuộc biểu tình ngày 29 và 30-04-2008 của sinh viên học sinh và giới dân chủ phản đối việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua Sài Gòn; rồi việc dẹp cuộc biểu tình ngày 06-12-2008 của thanh niên sinh viên trước Đại sứ quán lẫn Lãnh sự quán Trung Quốc để phản kháng nước này đã chi gần 30 tỉ Mỹ kim hầu khai thác dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền VN.
Tiếp đến là một loạt bắt bớ các nhà dân chủ có tinh thần chống Trung Quốc, mà đầu tiên là luật sư Lê Công Định hôm 13-06-2009, một ngày sau chuyến viếng thăm của Lý Nguyên Triều, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trung Cộng. Ngoài lý do gọi là “tuyên truyền và hoạt động chống nhà nước, vi phạm điều 88” của vị luật sư này, còn có lý do sâu xa là ông đã dự định kiện ra quốc tế việc Tàu xâm phạm hải phận Việt và cấm ngư dân Việt đánh cá trên biển Đông.
Vụ bắt hai nhà dân chủ, một già một trẻ là Trung tá Trần Anh Kim và thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung ngày 07-07 cũng không ngoài lý do sâu xa là chống Trung Quốc. Chính bản tin báo Công an mạng cùng ngày viết: “Bên cạnh đó [việc thành lập Tập hợp thanh niên Dân chủ và tham gia đảng Dân chủ Nhân dân], Trung còn kích động sinh viên, thanh niên biểu tình gây rối tại Hà Nội và TP HCM trong các ngày 9, 16, 23-12-2007 và ngày 29-04-2008”. Nhà dân chủ trung tá Trần Anh Kim là một cựu chiến binh và cựu chỉ huy trong trận chiến biên giới với Trung Quốc ngày 17-02-1979, một cuộc chiến mà Hà Nội nay không muốn làm lễ kỷ niệm. Chính ông đã viết bài “Cuộc chiến tranh biên giới phía bắc sau 30 năm ! Kỷ niệm 30 năm chiến đấu, chiến thắng quân Bành trướng bá quyền Bắc Kinh”.
Trước vụ Trần Anh Kim hai tuần, kỳ họp thứ 5 của Quốc hội CSVN khóa XII -bế mạc hôm 20-06 với lời kết luận của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng là QH đồng thuận về việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên- đã như một gáo nước lạnh dội lên những bức thư cảnh tỉnh của đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều tướng lãnh, những phản biện đầy tinh thần trách nhiệm của các nhà khoa học VN trong lẫn ngoài nước, những chữ ký nơi bản kiến nghị của trên 2000 nhà trí thức ái quốc, những lời phát biểu thẳng thắn của vài đại biểu Quốc hội trước sự mất còn của dân tộc trước hiểm họa Bắc triều. Bộ Chính trị Việt Cộng vẫn như con rối dưới sự điều khiển của bàn tay lông lá Trung Cộng, một bàn tay sắt thủ sẵn nhiều hăm dọa tiết lộ những bí mật động trời của đảng CSVN, bọc trong một cái găng nhung là hàng trăm triệu đôla tọng vào miệng các thành viên bộ Chính trị, đặc biệt là Nguyễn Tấn Dũng, theo như dư luận đồn đoán.
Đến ngày 29-06, một vụ đàn áp làm giới Phật tử ở trong lẫn ngoài nước kinh ngạc đã xẩy ra tại Tu viện Bát Nhã thuộc xã Dambri, tỉnh Lâm Ðồng. Gần 400 tăng ni và cư sĩ đang tu tập ở đó đã bị cắt điện cắt nước, phá cửa phá nhà, chửi bới đánh đập và có thể bị đuổi khỏi tu viện bởi nhà cầm quyền phối hợp với Phật giáo quốc doanh, công an cảnh sát và đầu gấu côn đồ. Một trong những lý do sâu xa là người sáng lập tu viện, thiền sư Nhất Hạnh, từng tuyên bố tại Roma đầu năm 2008 những lời ủng hộ cuộc tranh đấu của nhân dân Tây Tạng (03-2008) khi được báo chí phỏng vấn. Ông cũng từng đề nghị ban tổ chức đại lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc nên mời Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tới VN tham dự lễ này. Những ý kiến đó khiến Bắc Kinh nổi giận. Nên đến tháng 5-2008, khi về dự lễ Vesak thì nhà cầm quyền Trung Quốc đã yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trục xuất ông.
Đầu tháng 7, Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Kinh tế Thương mại, thừa ủy quyền đại sứ Trung Quốc tại VN, đã ngang nhiên “nhắc nhở” Hà Nội (mà Hà Nội vẫn im thin thít) về việc một số chuyên viên và cơ quan truyền thông VN (trong cuộc tọa đàm hôm 16-06 tại tòa báo VietNamNet) đã dám chỉ trích chất lượng hàng hoá Trung Quốc, và yêu cầu Hà Nội khuyến cáo nhân sự này. Ngoài ra, trong lúc Bắc Kinh đang bị thế giới lên án gay gắt vì đã giết chết 156 người và làm bị thương 1000 người Uyghur tại thủ đô Urumqi, Tân Cương hôm mồng 5-7-2009 thì Lê Dũng, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao, lại tuyên bố rằng VN tán đồng các giải quyết của Trung Quốc tại đó.
Tất cả những sự kiện trên đây, và còn vô vàn sự kiện khác nữa, cho thấy CSVN đã và đang vuốt đuôi Trung Quốc, kể cả những vuốt đuôi mang tính nhục nhã và tai hại, do chỗ bàn tay lông lá của Trung Quốc không bao giờ ngưng động đậy trên đầu và sau lưng các lãnh đạo CSVN.
Ông Ngô Đình Nhu lúc sinh tiền từng nói : “Tiêu diệt chế độ này [Đệ I Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm] thì chỉ sau khoảng một giáp, Việt Cộng sẽ thắng. Sau đó chừng vài giáp, một là hết Việt Cộng, hai là Trung Cộng sẽ thôn tính VN”. Phải chăng lời tiên tri ấy sắp thực hiện ? Trước tình thế nguy cấp này, phận sự của mọi người dân Việt, trong đó có các tín đồ, là phải chống nội thù bán nước trước để chống ngoại thù cướp nước sau. Dù tôn giáo không “thay thế các hữu trách chính quyền”, nhưng trong trường hợp này (như tại Đông Âu và Liên Xô), phải góp công “thay thế cả một chính quyền” bất chính, bất lực và bất nhân, thưa Quý vị lãnh đạo tinh thần, bằng không thì sẽ mắc tội với Tổ quốc, Dân tộc!.

Cái hèn đáng khinh bỉ nhất của Cộng đảng VN là vì khiếp nhược

Cái hèn đáng khinh bỉ

Kể từ tháng 4 năm nay, thiên hạ (nhất là các công dân mạng) xôn xao về cuốn “Hồi ký của một thằng hèn” đầy dũng cảm của nhạc sĩ Tô Hải. Tiếp đến, qua “Tuần kí số 11 ngày 05-07-2009”, cũng lại nhạc sĩ này bàn về cái hèn, trong đó ông phân loại: nào là cái hèn của báo chí, cái hèn của kẻ yếu, cái hèn giả vờ, cái hèn bất đắc dĩ…. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, cái hèn tồi tệ nhất, đáng kinh tởm nhất, đáng khinh bỉ nhất là cái hèn được diễn tả qua thành ngữ “đánh kẻ dưới ngựa, bắn người sau lưng”. Nghĩa là cái hèn của kẻ có quyền lực trong tay (quyền lực chính trị, quyền lực tinh thần, quyền lực vật chất…), nhưng vì những toan tính xấu xa tàn ác, cuồng vọng thống trị độc tài, mà đã làm lắm điều bất nhân thất đức đối với những ai nằm dưới quyền của họ; hoặc vì khiếp nhược trước một quyền lực lớn hơn, họ lại phản ứng -theo lối mặc cảm bù trừ- bằng cách tàn hại những kẻ đang bị họ thống trị. Trên thực thế lịch sử, điều này được thấy rõ ràng trong các chế độ cộng sản.

Sau khi cướp được chính quyền (có lúc bằng gian manh xảo quyệt như tại Nga và Việt Nam), các đảng cộng sản đều che đậy thói đê hèn dưới mỹ từ “bạo lực cách mạng” hay “chuyên chính vô sản”, nghĩa là từ nay họ không thực thi quyền lực bằng lập luận dựa trên chân lý, bằng thuyết phục dựa trên công lý và thành quả, theo như lương tri và lương tâm thông thường của con người, mà bằng đàn áp với bạo lực hành chánh hay bạo lực vũ khí. Họ trị nước thay vì bằng cơ cấu tam quyền phân lập thì lại bằng tam quyền phân công, biến Quốc hội -tạo ra sau những cuộc bầu cử đầy gian trá và áp bức- thành lũ gia nô chỉ biết đưa ra hoặc sửa đổi các luật lệ theo ý đảng, có lợi cho đảng; biến Pháp viện, tòa án -tạo ra từ những kẻ thông thạo luật rừng, luật đảng hơn là luật pháp, luật lương tâm- thành lũ đười ươi (từ của Lm Nguyễn Văn Lý) chỉ biết xét xử và tuyên phạt với các “bản án bỏ túi” nhận từ đảng bộ hay từ chính trị bộ; biến cả hệ thống Chính quyền -tạo ra từ các đảng viên hồng hơn chuyên, giỏi hoạnh họe tham nhũng thay vì phục vụ- thành đám tay sai nô bộc chỉ biết mù quáng thực thi mệnh lệnh của đảng ủy địa phương hay trung ương. Đảng CS còn hèn đến độ biến quyền lực công luận (báo chí) thành những cái loa tuyên truyền ầm ĩ và lếu láo, biến quyền lực bảo an (quân đội và cảnh sát) thành những công cụ mù quáng và tàn bạo, biến quyền lực tinh thần (giới trí thức, giới tu sĩ quốc doanh) thành những con hến ngậm miệng hay những con vẹt lải nhải bài tụng ca. Trong hoàn cảnh ấy, toàn thể nhân dân chỉ còn là kẻ dưới ngựa cho đảng đánh xuống, chỉ còn là người đưa lưng cho đảng bắn vào.

Bên cạnh cái hèn bằng sử dụng bạo lực nói trên, cộng đảng VN còn tỏ ra hèn bằng thái độ khiếp nhược trước các cộng đảng cầm quyền lớn hơn mạnh hơn, như Liên xô hay Trung quốc chẳng hạn. Hồ Chí Minh, dù biết cuộc cải cách ruộng đất ở Liên xô và Trung quốc đầy huyết lệ và thất bại, nhưng vì khiếp sợ Stalin và Mao, đã vẫn xin chỉ thị từ hai tên đồ tể này (xem lá thư gởi Stalin ngày 31-10-1952). Cũng năm 1952, vì hèn trước các cố vấn và chuyên viên cải cách của Trung cộng, Hồ Chí Minh đã để mặc cho tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên kết án tử hình bà Nguyễn Thị Năm, một ân nhân của đảng, người đã từng che chở, nuôi ăn chẳng những chính ông mà hầu hết các nhà lãnh đạo đảng. Cũng vì hèn mà Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước ngày 14-9-1958, lấy của Việt Nam Cộng Hòa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để dâng trên giấy cho ông anh vĩ đại, khiến ông anh này cứ mãi dựa vào đó để khẳng định chủ quyền. Cái hèn này đã lôi theo những cái hèn khác đối với Trung quốc, biểu lộ qua Hiệp định biên giới Việt-Trung ngày 30-12-1999 và Hiệp định lãnh hải Việt-Trung ngày 25-12-2000, dâng ngon ơ cho Tàu cộng hàng chục ngàn km2 đất và biển của Tiên tổ, qua Tuyên bố Việt-Trung tháng 12-2001 và tháng 06-2008, rồi qua Quyết định số 167 ngày 01-11-2007 cho phép TQ thực hiện dự án bauxite đầy nguy hiểm về văn hóa, sinh thái và an ninh trên vùng đất Tây Nguyên. Mới đây nhất, cái hèn của CSVN biểu lộ qua việc ký kết dâng Ải Nam quan và nhiều phần đất ở biên giới phía Bắc ngày 23-02-2009 với rất nhiều màu sắc và nghi lễ rộn ràng. Nhưng "vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu"! Và với mặc cảm bù trừ, CSVN quay lại cướp bóc đất đai của nhân dân và các tôn giáo cũng từ bấy nhiêu năm, hành hạ bỏ tù những ai đòi lại tài sản mình đã sở hữu chính đáng, dẹp tan các cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức, dân oan, nhà dân chủ phản đối Trung quốc xâm lược.

Cái hèn vì khiếp sợ trước một quyền lực lớn hơn khác là quyền lực tinh thần (nhưng rồi phản ứng lại bằng bạo lực vũ khí và bạo lực hành chánh) đã biểu lộ lần đầu tiên -xem ra thế- qua vụ luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức xuất chúng đương thời của Việt Nam. Sau khi mời luật sư cho ý kiến về cuộc Cải cách Ruộng đất vừa hạ màn ngày 20-07-1956 (với bài “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo” đọc ngày 30-10-1956), Hồ Chí Minh đã hèn mạt báo thù bằng cách đày đọa cho đến chết nhân tài đặc biệt, nhân sĩ ưu tú ấy. Tiếp theo đó là một trò hèn khác nhắm vào các trí thức văn nghệ sĩ có khát vọng tự do dân chủ và đầu óc suy tư độc lập vốn đã lên tiếng phê bình về những sai lầm tàn ác trong CCRĐ cũng như về chính sách khống chế kiểm soát thành phần trí tuệ của Dân tộc. Trò hèn của những tên đa phần thấp kém về tri thức và nhân cách này (trong đảng CS) đã gây ra thảm kịch mang “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm”! Vụ Mậu Thân với việc phản bội cam kết hưu chiến, giết hại dã man dân lành, loại trừ đồng đội trong “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam” cũng là một trò hèn mạt của CS vốn còn ghi đậm nét trong lịch sử dân tộc.

Thời gian gần đây, kể từ thế kỷ XXI, với việc nổi dậy của nhân dân đủ mọi tầng lớp, việc cất tiếng của tôn giáo đủ mọi giáo hội, việc đứng lên của các nhà đối kháng đủ mọi thành phần, việc lấn lướt ngày càng ngang ngược của ngoại thù phương Bắc, cái hèn của đảng CSVN càng bộc lộ một cách chói chang. Bằng chứng là những cuộc đàn áp dã man tại Thái Hà (Hà Nội), Tam Tòa (Quảng Bình), Bát Nhã (Lâm Đồng) với sự cấu kết giữa công an với bọn côn đồ (chưa hẳn là xã hội đen) mang tên “quần chúng tự phát” và sự đổ lỗi đê tiện cho đám công cụ tay sai này. Bằng chứng là những cuộc bắt bớ tùy tiện, xét xử vô luật, kết án với tội danh vu vơ những ai tranh đấu cho công lý và tự do. Điển hình là những bức ảnh quanh và trong phòng xử án các nhà dân chủ, mà đặc biệt là hình linh mục Lý bị bịt miệng và trói tay trong phiên tòa ô nhục tháng 3-2007 tại Huế. Để bảo đảm sự chiến thắng của đảng trong những phiên tòa này, CS đã đê hèn tước mất mọi quyền cơ bản của các bị can: không cho họ có luật sư cố vấn khi bắt đầu tiến trình thẩm vấn, để công an chấp pháp mặc sức khủng bố tinh thần và đưa vào tròng bẫy, không cho bị can được quyền thuê mướn những luật sư vừa ý, hoặc có cho thì chẳng để các luật sư đủ thì giờ gặp gỡ bị can, đủ điều kiện thu thập tài liệu, không cho các luật sư được trình bày cách tự do và đầy đủ bài bào chữa, hoặc có cho thì công tố và quan tòa vẫn chẳng thèm nghe, không cho thân nhân bạn hữu hay báo chí quốc tế tham dự phiên tòa, vì muốn tước mất sự trợ lực tinh thần mà bị can có quyền được hưởng (báo chí nếu có mặt thì bị nhốt trong phòng kín, theo dõi mọi chuyện qua màn ảnh truyền hình). Ở đây xin mở một dấu ngoặc để nói về cái “hèn” của nhiều bị can vốn đã nhận tội và xin khoan hồng khi còn đang giai đoạn thẩm vấn, kể từ vụ Trộm cổ vật ở Bắc Giang năm 2006, vụ Nguyễn Phong+Nguyễn Bình Thành năm 2007, đến vụ Lê Công Định tháng 6-2009, và gần đây nhất là vụ Tam Tòa với bị can Nguyễn Quang Trung tháng 7-2009. Nhiều người đã vội phê phán họ “đầu hàng quá nhanh” và kết án họ “tỏ ra quá hèn”. Xin lưu ý rằng lúc “nhận tội”, họ đang ở trong giai đoạn thẩm vấn, giữa bàn tay công an, vốn nổi danh sắt máu và nham hiểm, đang bị khủng bố và tra tấn về tinh thần (có khi về thể xác), như bị phong tỏa khỏi mọi liên hệ, nhất là thân nhân gia đình và luật sư cố vấn, như bị thẩm vấn đêm khuya, trong tình trạng mất ngủ khiến ý chí kiệt quệ, như bị buộc xem những bài báo công cụ mạt sát lên án họ… Đó là chưa kể công an và báo chí chẳng bao giờ được đóng vai công tố hay thẩm phán. Thành ra không thể và không nên kết án các bị can nói trên là “hèn”.

Trở lại với cái hèn của CSVN. Cái hèn này thời gian gần đây bộc lộ rõ nét qua vụ Trung cộng ngày càng ngang ngược trên biển Đông và quanh Hoàng Trường Sa quần đảo, ngày càng cấm cản, bắt bớ, phá hoại, tàn sát dân Việt đánh cá trên vùng biển nước Việt. Trước những thảm cảnh của dân lành, của đồng bào, lực lượng hải quân thì trơ mắt đứng nhìn, lãnh đạo cộng sản thì ngậm miệng làm thinh, thậm chí còn xun xoe nịnh bợ hay cung cúc van nài đại ca nước lớn, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao thì vẫn cứ một điệp khúc nhàm chán: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng về chủ quyền trên vùng đảo…., báo chí công cụ thì hoặc câm như hến, hoặc chỉ nói vu vơ là “tàu lạ”. Thật tự cổ chí kim và từ đông sang tây, chưa có một nhà cầm quyền nào hèn mạt đến thế!!

Cũng phải nói đến cái hèn của những kẻ đang nắm quyền lực tinh thần và đang có quần chúng sau lưng, bên dưới. Trước nguy cơ của đất nước vì mất nhiều vùng ở biên giới, ngoài hải phận, trên Tây Nguyên, trước thảm nạn chức sắc lẫn giáo đồ bị sách nhiễu, hành hung, điển hình là trong vụ Thái Hà và nhất là vụ Tam Tòa và vụ Bát Nhã gần đây, nhiều lãnh đạo tôn giáo cao cấp vẫn cứ câm như hến trước cường lực chính trị, vì sợ mất đi những ân huệ Nhà nước ban cho, đồng thời lại tìm cách bịt miệng bề dưới của mình, làm tê liệt sức mạnh tiềm tàng vô song của Giáo hội (x. bài “Tam Tòa? Chuyện nhỏ!” của Lm Nguyễn Ngọc Tỉnh và bài “Niềm đau vô tận” của Nguyên Chơn).

Như vậy, cái hèn đích thực tại Việt Nam hiện nằm nơi nhiều kẻ đang nắm quyền lực chính trị và quyền lực tinh thần, chứ không phải nằm nơi đám dân hèn đâu!!!