Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2009

DAI LO KINH HOANG O QUANG TRI 1972

"Đại lộ kinh hoàng" nhắnTỪ MỸ LAI ĐẾN TÂN LẬP
10/02/2009 by: hh75
Bảo Định
——————————————————————————–
1 - VỤ THẢM SÁT MỸ LAI:
Ấp Mỹ Lai-4 thuộc xã Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, Trung phần Việt Nam là một nơi được xem như là nằm trong tầm ảnh hưởng của Việt côïng. Tin tức tình báo ghi nhận Tiểu đoàn 48 Việt cộng lối 250 tên đang hoạt động trong vùng. Ngày 25 tháng 2, Đại đội C của Đại úy Ernest L. Medina, Quân lực Đồng minh Hoa Kỳ, trong một cuộc hành quân tuần tiểu, vướng phải mìn làm cho 6 chết và 12 bị thương. Ngày 14 tháng 3, đơn vị lại chịu nhiều tổn thất khác. Ngày hôm sau, Trung tá Frank A. Baker, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/20 của Sư đoàn Americal 23 Bộ Binh, chỉ thị Đại úy Medina mở cuộc hành quân “tìm địch và tiêu diệt địch” (Search-and-destroy) để tiêu diệt đơn vị Việt cộng.
Sáng sớm ngày Thứ Ba, 16 tháng 3 năm 1968, Đại đội C được trực thăng vận xuống một bãi đáp ở phía tây Ấp. Đại úy Medina đặt Ban Chỉ Huy Đại đội trong một khu nghĩa địa bên ngoài và tung các Trung đội tiến chiếm và lục soát mục tiêu. Trung đội 2 lục soát nửa Ấp về hướng Bắc, còn Trung đội 1 của Trung úy Calley lục soát nửa Ấp về hương Nam. Sau khi tiến chiếm mục tiêu, Trung úy Calley đã cho lệnh bắn giết bừa bải một cách dã man. Đã có hơn 175 dân làng bị thiệt hại mà tất cả đều là đàn bà, trẻ con và người già cả. Lối 9 giờ sáng, Trung tá Baker, Tiểu đoàn trưởng bay trực thăng vào vùng. Khi biết được sự việc, ông liền ra lệnh cho Đại úy Medina hãy ngừng ngay cuộc nổ súng.
Vụ thảm sát này sau đó được đưa ra ánh sáng vào năm 1969. Kết quả có 25 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ bị kết án với nhiều tội danh khác nhau, gồm Trung úy Calley bị kết “tội phạm chiến tranh” (war crimes) và Tướng Koster, Tư lệnh Sư đoàn về tội “bao che” (cover-up). Trung úy Calley bị tù chung thân, và Tướng Koster bị giáng cấp.
2 - VỤ THẢM SÁT TÂN LẬP:
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, một vụ thảm sát không kém phần dã man do chính bọn Cộng sản xâm lăng Bắc Việt (cũng người Việt) đã thực hiện với chính người Việt (thường dân vô tội Miền Nam Việt Nam mà chúng xem là ngụy dân) với con số trên 183 nạn nhân mà tất cả là đàn bà, trẻ con và người già cả. Sau khi biết chắc chắn đơn vị cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Tiểu 2/43, Sư đoàn 18 Bộ Binh đã triệt thoái khỏi trận địa Xuân Lộc, rời căn cứ hỏa lực Núi Thị, đang di chuyển trong rừng cao su, gần Ấp Núi Đô, hướng về Long Giao để theo LTL.2 đi Bà Rịa, các đơn vị của Sư đoàn 341 quân Côïng sản xâm lăng Bắc Việt, thuộc Quân đoàn IV của Tướng Hoàng Cầm, được lệnh tiến vào tiếp thu các làng xã từ đèo Mẹ Bồng Con, dọc theo QL.1 đến Ngã Ba Cua Heo, cửa ngõ đi vào Thị xã Xuân Lộc từ hướng Tây.
Dù biết Xuân Lộc đã bị bỏ ngỏ, nhưng Cộng quân vẫn e dè, thận trọng trong lúc tiến quân. Đơn vị tiến vào xã Tân Lập, một xã nằm ngay sát phía nam đường xe lửa, cách căn cứ Núi Thị của Tiểu đoàn 2/43 lối 3 cây số về hướng Tây-Nam, cách Thị xã Xuân Lộc lối 5.5 cây số về hướng Tây, tọa độ 392-082, đã vướng phải mìn claymore do các chiến sĩ Nghĩa quân gài. Mìn nổ đã làm cho một số cán binh côïng sản chết và bị thương. Phản ứng lại trước kẻ thù vô hình - vì tất cả các đơn vị của QLVNCH, kể cả Nghĩa quân đã được lệnh triệt thoái khỏi Xuân Lộc từ lúc 7 giờ tối ngày hôm trước, chỉ còn lại Tiểu đoàn 2/43 thì cũng đã rời Núi Thị hồi 5 giờ sáng - bọn cộng sản xâm lược nổ súng đồng loạt vào xã. Những tràng đạn tiểu liên AK47, B40, B41 bắn xối xả vào dân làng. Trớ trêu thay, những người dân này bị kích động, bị xúi dục hay bị dọa nạt bởi những kẻ nằm vùng đang ra đứng trước nhà để “hoan hô bộ đội giãi phóng”. Nhưng đáp lại là những tràng đạn dã man, giết người. Chúng ồ ạt tiến chiếm mà không gặp bất cứ một sức kháng cự nào. Tên chỉ huy ra lệnh lùa dân làng tập trung tại một bãi đất trống. Chúng bắt để tay trên đầu, nằm úp mặt xưống mặt đất rồi cho lệnh bộ đội “cụ Hồ” hay “bộ đội giải phóng” của nó “giải phóng” tất cả những ai chúng bắt được về bên kia thế giới. Những người còn chưa kịp chết vì đạn thì nó cho dùng lưởi lê đâm chém cho đến chết mới thôi. Những tên du kích, những tên nằm vùng đi theo “bộ đội giải phóng” phải năn nỉ tên chỉ huy mãi cuộc bắn giết mới tạm ngưng. Vì trong số đồng bào bị giết hại đó có thân nhân của chúng. Con số tử vong đếm được trên 183 nạn nhân. Tất cả được lùa xuống hố và chôn tập thể. Hiện nay mồ chôn tập thể đó vẫn còn tồn tại tại xã Tân Lập, Quận Xuân Lộc, Tỉnh Long Khánh.
Vụ thảm sát Mỹ Lai dù ban đầu được bao che, nhưng cuối cùng, chỉ 1 năm sau đã được đưa ra ánh sáng. Những quân nhân liên quan đều bị đưa ra tòa và bị trừng phạt. Báo chí Mỹ và thế giới làm rùm beng câu chuyện này. Đó là điều tự nhiên. Kẻ làm ác phải đền tội. Chúng ta không thể bao che tội ác. Nhưng trước đó mấy tháng, đã xảy ra một vụ thảm sát rất rùng rợn và rất dã man, đã làm cho hàng ngàn thường dân vô tội bị chết thảm bằng súng AK47, B40, B41, lựu đạn, dao găm, mả tấu, bị búa đánh vào đầu, thậm chí bị chôn sống trong những hố chôn tập thể. Đó là vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968 tại cố đô Huế. Vụ thảm sát này do bọn Việt cộng và bọn Cộng sản xâm lược Bắc Việt chủ trương. Trong những ngày chiếm đóng cố đô, chúng đã lùa đi hàng trăm, hàng ngàn người dân vô tội về phía nam hoặc lên rừng để rồi giết sạch bằng nhiều phương thức từ hiện đại (súng) đến những phương tiện dã man thô sơ như búa, dao găm và mã tấu. Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ phản chiến đã nói lên được một phần nào cảnh thây người nằm la liệt rải rác khắp đó đây tại Huế trong cái Tết đau thương đó:
“Xác người nằm bơ vơ
dưới mái hiên chùa
trong giáo đường thành phố
trên thềm nhà hoang vu…”
(Bài ca dành cho những xác người - Trịnh Công Sơn)
“Chiều đi lên đồi cao
hát trên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn…
bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con.
“Chiều đi ra Bãi Dâu
hát trên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá…
những hố hầm, đã chôn vùi thân xác anh em…”
(Hát trên những xác người của Trịnh Công Sơn)
Nhưng tên chỉ huy trực tiếp là Đại tá Việt cộng Lê Minh cùng những tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường và em là Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân và nhiều tên khác vẫn còn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, mặc dù bọn chúng đã sát hại hơn 5 ngàn thường dân vô tội, tức con số nạn nhân nhiều gấp 30 lần vụ thảm sát Mỹ Lai; và tàn bạo, dã man gấp ngàn lần. Không những thế, chúng còn hãnh diện là có công lớn với “cách mạng”! Vậy mà báo chí phương Tây và những kẻ phản chiến đã không làm lớn chuyện này, nếu không muốn nói là họ đã cố tình bỏ qua. Vụ thảm sát Tân Lập xảy ra ngày 21 tháng 4 năm 1975, ngay sau khi toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 18 BB và các đơn vị tham dự trận Xuân Lộc vừa triệt thoái. Báo chí phương Tây đã đề cập nhiều về trận chiến tàn khốc này, nhưng rất anh dũng của QLVNCH. Nhưng không một ai nói đến vụ thảm sát dã man đã xảy ra tại một xã chỉ cách Xuân Lộc hơn 5 cây số. Lần đầu tiên cách đây vài năm, Jay Veith, tác giả tập tài liệu “Fighting Is An Art” viết về những trận đánh của Sư đoàn 18 BB từ Định Quán bắt đầu từ trung tuần tháng 3 năm 1975 đến trận cuối cùng 12 ngày đêm từ 8 tháng 4 đến 21 tháng 4 năm 1975, có hỏi tôi về câu chuyện này. Nhà văn Hải Triều bên Canada cũng có đề cập về vụ này. Cách đây không lâu, một người bạn của tôi hiện ở Xuân Lộc đã cho tôi biết đại khái như trên, không dám nói nhiều. Nhưng ký giả Mỹ Frank Snepp, ngồi tại Sài gòn, tác giả cuốn Decent Interval khi viết về trận Xuân Lộc đã cố tình nói sai sự thật. Rồi Luật sư Hoàng Cơ Thụy, tác giả cuốn Việt Sử Khảo Luận ở bên Tây cứ tưởng là thật, đã đưa vào cuốn sử của ông, và Luật sư Nguyễn Văn Chức định cư tại Mỹ, không biết “mô tê ất giáp” gì cả, cứ thế trích lại: “Trực thăng đã đến bốc cái Tiểu đoàn chót của 4 tiểu đoàn sống sót của Sư đoàn 18, kể luôn Tướng Lê Minh Đảo. Có 600 người dưới quyền Đại tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại sau cùng để che chở cho cuộc triệt thoái. Trong vài giờ, họ bị tràn ngập bởi 40 ngàn quân Bắc Việt đã được bố trí để trực tiếp đánh họ”.
(600 người ở lại đó chính là Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 BB, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Chế, chứ không phải Đại tá Lê Xuân Hiếu - Đại tá Hiếu và Tướng Đảo đã di chuyển bộ trên con đường LTL2 về quận Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy cùng quân sĩ, chỉ huy cuộc triệt thoái từ 7 giờ tối ngày hôm trước - Trên đường triệt thoái, Tiểu đoàn đơn độc đi xuyên qua khu vực chiếm đóng của Sư đoàn 341 CSBV, và những căn cứ địa của Việt cộng, đã chạm súng liên tục, bị bao vây truy diệt không ngừng, nên bị thiệt hại khá nặng, nhưng không quá bi thảm như các tác giả trên đã nói. Và cuối cùng cũng ra tới Long Thành, tỉnh Phước Tuy để được xe đưa về căn cứ Long Bình, tỉnh Biên Hòa. Riêng Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và 27 quân sĩ bị thất lạc trong rừng mới là những người được trực thăng bốc về 4 ngày sau, chứ không phải trực thăng bốc 600 người, trong đó có Tướng Đảo, Đại Tá Hiếu từ Xuân Lộc như lời Frank Snepp viết).
Ký giả Frank Snepp với cương vị của ông ta lúc đó hẳn có biết vụ thảm sát này, nhưng đã lờ đi. Còn cái anh chàng ký tên là Hà Nhân Văn, nghe nói là Cao Thế Dung, quân sư của Nguyễn Hữu Chánh, khoe khoang chỉ đọc tài liệu của Việt cộng về trận Xuân Lộc, đã xuyên tạc, viết lếu láo về cuộc lui binh của Sư đoàn 18 BB, mà cả địch và bạn đều công nhận là rất thành công. Câu nói để đời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:
“Đừng nghe những gì cộng sản nói,
Hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
Nhưng Hà Nhân Văn đã tin vào tài liệu do Việt cộng viết - Việt cộng nói láo để che đậy thảm bại chua cay mà lần đầu tiên chúng gặp phải trong 55 ngày đêm xâm lược miền Nam. Chúng tiến quân như thế chẻ tre. Văn Tiến Dũng, tên Đại tướng chỉ huy đoàn quân xâm lược Bắc Việt đã từng khoác lác: “cán bộ tham mưu đã không kịp vẽ bản đồ cho bước tiến quân của bộ đội”, nhưng khi đụng phải Sư đoàn 18 BB tại Xuân Lộc thì lại phải than: “Mặt trận Xuân Lộc đã ác liệt và đẫm máu từ những ngày đầu…” - Vì một mưu đồ nào đó, Hà Nhân Văn đã nói sai sự thật về Sư đoàn 18 BB và vị chủ soái là Tướng Lê Minh Đảo. Luật sư Nguyễn Văn Chức, một nhà trí thức, nhưng lại rất gà mờ, đi tin những gì do ký giả Mỹ ngồi tại Sài gòn trong phòng lạnh, uống rượu whisky, tưởng tượng rồi viết lếu láo. Nhưng tất cả đã cố tình lờ đi vụ thảm sát Tân Lập, một vụ thảm sát dã man và tàn bạo hơn nhiều so với vụ thảm sát Mỹ Lai. Đã hơn ba mươi năm trôi qua kể từ khi vụ thảm sát Tân Lập xảy ra. Nhưng bọn Việt cộng vẫn dấu kín. Người chết thì không thể sống lại. Nhưng những tên hung thủ vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn được tuyên dương là anh hùng quân đội Nhân dân vì đã giết được nhiều Mỹ - Ngụy, mà thực tế chỉ là những người dân vô tội. Dù bây giờ chúng ta không làm được gì, nhưng cần thiết phải nói lên cho mọi người biết. Biết để mà ghê tởm, để mà xa lánh chúng, để đừng có ảo tưởng gì về chúng. Chứ đừng như ai cứ chịu đấm ăn xôi, nhưng sợ rằng xôi lại hỏng, và chỉ làm trò cười cho thiên hạ!
Bảo Định
Abgelegt unter: BÌNH LUẬN

________________________________________
Trước tiên mời anh Hoàng Thưởng đọc 1 ký ức của người dân Quảng trị:
“Đại lộ kinh hoàng 1972: vc Hoàng Thưởng
“Đại Lộ Kinh Hoàng một tội ác lịch sử mà người dân Giới Tuyến Quảng Trị nói riêng và VN nói chung không thể nào quên. Cho đến bây giờ CSVN luôn luôn tránh né nhắc lại cuộc ĐẠI THẢM SÁT dân lành sau Đại Thảm Sát Mậu Thân Huế.
Vào ngày thảm sát trên ĐẠI LỘ KINH HOÀNG ngang đoạn Cầu Dài, Diên sanh kéo dài vào gần cầu Mỹ Chánh hàng vạn người dân Quảng trị tay bồng tay bế chen chúc nhau gồng gánh chen chúc nhau trên đoạn đương mấy cây số và tha hồ cho cộng quân pháo kích giết sạch vì chúng thù ghét dân chạy về Hương Nam. Lũ giết dân Cộng sản say máu pháo vào đám dân đang gồng gánh chạy loạn đó vì chúng quy cho tôi là :"theo Nguỵ". kết cục theo phóng viên của báo Sóng THần hồi đó gấn 5000 dân Quảng Trị bị Cộng sản pháo kích giêt chết trên đoạn đướng này. xác chết khô trên đại lộ trên đường rầy xe lửa , nhiều đến nỗi làm mồi cho lũ chó hoang vô chủ. Tôi may mắn chạy trước nhưng không bao giờ quên được cái cảnh người mẹ gio linh bị pháo chết trên đại lộ kinh hoàng nhưng đứa bé thì may mắn còn sống nhưng nó không biết mẹ nó đã chết cứ nằm vắt trên mình xác mẹ nó mà nhai vú mẹ. Tôi không bao giờ quên được một thiếu phụ hình như đã gồng gánh mấy ngày đêm chạy từ hướng gio linh đông hà vào cũng bị đạn pháo VC đuổi theo chết nằm ngữa ngang ngả 3 Long Hưng -xa lộ Đại hàn xác nằm ngữa cái bụng mang thai trắng hếu , nhìn lên trời như oán như than loài cộng phỉ…”
(trích xuân khê)

Trần Đức, 9/5/02

Thấm thoắt đã 30 năm trôi qua kể từ ngày một đoạn đường số 1 dẫn từ Mỹ Chánh ra Quảng Trị đã được đặt cho cái tên là "đại lộ kinh hoàng". Một người lính nhẩy dù, nước mắt chan hòa, đứng lặng giữa hàng trăm, hàng ngàn xác chết bên cạnh những chiếc xe đạp, xe gắn máy, nằm ngổn ngang, chỏng gọng, những gồng gánh, bao bọc bị đạn pháo đổ ra tung tóe. Những chiếc xe jeep, xe thùng hồng thập tự, vết đạn xuyên lỗ chỗ. Ngọn gió Lào nóng rát mặt đẩy đưa cánh cửa xe cho thấy những xác người nằm trên băng ca, những cọng băng phất phơ chỉ còn bám vào bộ xương khô bởi mấy rẽ xương sườn. Có bộ xương em bé nằm trên bộ xương người mẹ dưới một bụi gai. Có xác khô đét như người tiền sử nằm giữa đám cỏ may bên lề đại lộ. Có xác nằm sấp, có xác nằm co như còn mong bờ đất dưới ruộng che chở cho mình thoát tầm đạn giặc...
Tất cả im lặng. Không có tiếng người, không có tiếng chim. Chỉ có những tiếng phành phạch của những tấm bạt xe, những mảnh quần, vạt áo cứng còng vì bê bết máu khô đang bị gió lùa bay lên như những cái vẫy tay kêu cứu. Thỉnh thoảng, có một mảnh vải, một mảnh băng tuột ra, bay bổng theo gió rồi mắc trên những bụi cây gai trên đồng trống khô cằn... Trên mặt lộ, mỗi xác chết như đã in hình dáng của mình trên nhựa đường bằng một quầng đen đậm.
Đó đây, giữa đám xác người, người ta còn nhìn thấy rải rác những đuôi đạn súng cối 61 lý và B40 là những vũ khí có tầm xa không quá 1 cây số nằm ngổn ngang. Thì ra cộng quân đã đứng rất gần để tác xạ vào đám dân Quảng Trị chạy loạn. Họ đã bắn như bắn bia. Bắn cho chết đến người cuối cùng. Bất kể đàn ông, đàn bà. Bất kể người già hay trẻ thơ. Thật là rùng rợn. Hình ảnh này trong trận tấn công "Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972" ghi sâu mãi mãi trong ký ức của những người đã chứng kiến thảm cảnh người dân Quảng Trị phải gánh chịu và tội ác chiến tranh của những người cộng sản. Đoàn quân tiến ra Quảng Trị, trả lại sự lặng yên, hiu quạnh cho đoạn đường chết chóc. Thoáng nhìn trong đội hình, có người làm dấu thánh giá, có người chắp tay niệm Phật. Chỉ tiếc không có nén hương, ngọn nến thắp lên để sưởi ấm những oan hồn mà thân xác còn phơi giữa đồng khô, cỏ cháy…..

xác chêt ai đây nằm vắt vẻo trên đại lộ kinh hoàng? xác của mẹ già , đứa bé thơ vô tội. Bè lũ CS Hà nội say men chiến thắng trên hàng vạn xác người dân giới tuyến !!!hỡi những ai là dân Quảng trị? phú quý vinh hoa sao chóng quên nỗi hận này?
xk

bởi thế hơn ai hết cái tinh thần chống cộng phải có trong máu trong tim người dân Quảng trị nói riêng và cùng hòa lẫn trong khối người VIệt tỵ nạn Cọng sản . Mưốn như thế chúng ta phải gìn giữ cho được chữ LITTLE SAIGON nó hàm chứa một ý niệm lịch sử chống Cộng và tinh thần tự do dân chủ và một câu trả lời CHO NHỮNG THẾ HỆ CON CHÁU VN SAU NÀY khi chúng ta không còn tại thế nữa . Và, đó cũng là lý do CSVN bằng mọi giá phải đánh sập 2 chữ LITTLE SAIGON cho kỳ được .

Tôi , xuân khê , tin tưởng rằng với kiến thức chính trị của ông Hoàng Thưởng và ông Hoàng thế Dân dư sức hiểu chuyện này ; có lẽ các anh không muốn hiểu mà thôi .
Bởi vì cúc cung tận tụy theo thế lực của cường quyền và lòng khiếp phục nhất thời đối với các lực lượng ma mãnh buôn thời bán thế tại San Jose các anh cố tâm ngoảnh mặt đi với khối người Việt thua tài kém lực hơn ; đã thế lại ngày đêm không tiếc lời thóa mạ , đánh phá , gây chia rẽ quyết chí làm cho cả một tập thể bà con nạn nhân Cộng sản lưu vong viễn xứ phải bị trù dập , gạt bỏ ra ngoài giòng chính mới hả dạ ?

Trong lúc những anh em đang tất tả ngược xuôi trong dístrict 7 đội mưa gió để chống lại bè lũ "cường hào ác bá" san jose ỷ quyền lực và tiền bạc tài phiệt trù dập phía Recall Madison thì nhân vật "trời ơi đất hỡi" theo "đít" lũ cường hào này "xỉa xói ' chữi anh em recall không tiếc lời.
Đã là người dân Quảng trị đúng ra Hoàng Thưởng phải bảo vệ hai chữ Little Saigon bằng mọi giá; ngẫng đầu lên chống lại những thế lực ĐEN đang trù dập thủ tiêu Little SG mà đứng đầu là Madison và Chuck Reed ; Tại sao như thế? Vì Hoàng Thưởng là người dân Quảng trị sao lại quên đi mối hận của vụ thảm sát Cầu dài trên ĐẠI LỘ KINH HOÀNG năm 1972 như tôi đã kể ở trên, cái đau đớn ,kinh hòang gieo lên đầu hàng ngàn người dân giới tuyền bị t thảm sát của đạn pháo của VC trực xạ thẳng vào hàng ngàn đồng bào Quảng trị tay bồng tay bế chen chúc nhau trên con đường quốc lộ 1 năm xưa đó .
Hoàng thưởng là dân Qtrị thì phải nhớ những tội ác của việt minh thời đó chuyên giết dân mình bằng mả tấu không sao? (hỏi Bùi tín )
Hàng ngày trên đài am 1120 Hoàng Thưởng và Hoàng thế Dân , kẻ tung người hứng cố bảo vệ cho được Madison và cả êkip “quan thầy” , cường quyền, cùng thế lực cùng cả thế lực tiền tài đầy dẫy ủng hộ. Trong lúc đó; phía Little Saigon chúng tôi thì rất nghèo , sức yếu thế cô gia tài chỉ có một tấm lòng với chính nghĩa quốc gia , chống cộng sản độc tài ; một chính nghĩa mà chính Hoàng Thưởng và Hoàng thế Dân xưa kia đã từng tuyên thệ rằng trung thành và bảo vệ. Tổ quốc ?Danh Dự?Trách Nhiệm ? đã bị bỏ chỗ nào ? sao anh Hoàng Thưởng mau quên thế !
Một Nguyễn Hữu Liêm , người từng “hãnh diện “ là bạn của Nguyễn Công Khế trưởng ban biên tập của tờ báo Cộng sản đó là tờ Thanh niên ; giờ thêm một Hoàng Thưởng chống chuyện Recall đến điên cuồng ,đi ngược lại giòng chính của nền chính trị Hoa kỳ : recall một nghị viên từng trù dập giết chết tinh thần Little Saigon từ trong trứng nước thì cái nhục này làm sao bà con giới tuyến ngẫng đầu lên cho được ?
Đã mang tiếng là cựu SVSQ thì phải biết bảo vệ danh dự tổ quốc , làm tròn trách nhiệm đối vơi non sông dù trong hoàn cảnh nào . Hơn thế nữa , phải biết đau với nỗi đau đồng bào tỵ nạn ; phải biết nhục với nỗi nhục của bà con khi bị bị người ngoại lai khinh bỉ và chà đạp tiếng nói công chính . Nhưng đau đớn thay , đã không nhục lây với bà con cùng màu da cùng giọng nói với mình , các anh lại a dua xu nịnh với các thế lực hắc ám cường đạo ; những ông “quan đơi mới “ chà đạp danh dự người Việt không chút ngượng ngùng ?

quan nhất thời, dân vạn đại, tôi tin rằng anh và cả ông Hoàng thế Dân nên biết câu này. Sự nghiệp chính trị của Madison và ông Chuck những ai chống lại Little Saigòn xem như là dấu chấm hết từ đây, và thời gian sẽ trả lời.
Hôm nay xuân khê phải viết lên đây cũng như là “rữa hờn” cho đồng bào Quảng trị vì tôi rất cảm thông cho nỗi cực khổ trăm bề của người dân giới tuyến “đất cày lên sỏi đá“ và cũng mong ông Hoàng Thưởng đừng để người dân Quảng trị đã từng đau thương lại phải ngậm tủi hờn thương đau khổ tâm tư hơn nữa !
Mong sao anh Hoàng Thưởng và cũng như các người khác cùng mang máu đỏ da vàng cùng màu cờ sắc áo nên hồi tâm về lại với bà con, với tập thể Little Saigon.

Mong lắm thay.
Xuân Khê 20 /2/09

Không có nhận xét nào: