Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2009

THEO LINH NGA TAU-CHIA DOI DAT NUOC-QUAY LAI DANH GIET-CUOP CUA TRA NO

Chia của cải không đều
Ngô Nhân Dụng



Lúc sinh thời, có lần cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Chung viết rằng mỗi lần đến ngày 30 Tháng Tư ở Việt Nam nơi có nhiều người thích mở tiệc ăn mừng nhất là tại Sài Gòn và Buôn Mê Thuật. Vì sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975 ở hai nơi đó có rất nhiều người đã chiếm được của cải mới. Họ chiếm những ngôi biệt thự mà cả đời họ vẫn mơ ước ở Sài Gòn, hoặc chiếm được những mảnh đất đồn điền mầu mỡ trên cao nguyên. Cả đời họ không bao giờ quên những chiến lợi phẩm đó, mỗi năm họ lại ăn mừng cuộc đổi đời của mình.

Nguyễn Hữu Chung so sánh hiện tượng chiếm nhà chiếm đất này với chuyện trong sử cũ: Khi quân Pháp chiếm xong Lục Tỉnh, họ cũng chia của cả cho những người Việt Nam theo Pháp. Nhiều đại gia vào thế kỷ 19 ở Nam Kỳ đã trở thành chủ nhân những cánh đồng bát ngát là nhờ cuộc đổi đời mà thực dân Pháp tạo ra. Các đoàn quân chiến thắng đều cướp và chiếm của cải, những người dân bản xứ biết theo thời cũng được “cách mạng cuộc đời” của họ như vậy. Thực dân Pháp dùng súng cướp đất rồi đem chia cho lũ tay sai. Chế độ Cộng Sản cũng dùng súng chiếm lấy quyền phân chia của cải; nhưng họ còn sử dụng mánh khóe hay hơn thực dân thế kỷ 19, là làm sao ép được người ta “hiến dâng của cải” cho đảng và nhà nước nữa. Như vậy thì không có ai mang tiếng là đi ăn cướp trực tiếp của người khác. Hiến cho nhà nước tức là cho một cái vật trừu tượng, chung chung, chứ không cho riêng một người nào cả. Sau đó, nhà nước nằm trong tay ai thì người đó được hưởng, đó lại là chuyện khác!

Nhưng có cảnh tượng mà ông bạn Nguyễn Hữu Chung đã qua đời nên không được trông thấy, là mấy chục năm sau ngày 30 Tháng Tư 1975, những cảnh cướp của và chia của cho nhau vẫn còn tiếp tục, vẫn là cảnh bọn người cướp được quyền để chia của cải cho nhau. Như vụ các quan lớn chia nhau mua đất vườn cây cao su ở tỉnh Bình Dương rồi sau đó đem bán lại, như ở Mỹ người ta gọi là “lật đảo nhà” - flipping, giống như lật miếng chả chiên trong chảo. Nhưng ở Mỹ người mua một cái nhà rồi đem flip, bán lại ngay trong một thời gian ngắn, nhà giá một triệu người ta cũng chỉ hy vọng kiếm lời được mấy chục ngàn thôi. Ở Việt Nam thì khác, các đại gia mua đất rồi bán lại, trong vòng mấy năm bỏ vốn một đồng bán ra giá tới 20 đồng, lời 2000 phần trăm! Ðó mới thật là đỉnh cao trí tuệ!

Lý do các đại quan cách mạng kiếm được lời nhiều như vậy là vì họ theo quy luật kinh tế độc quyền của đảng. Họ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tế nước ta, đúng như “Bác Hồ” dậy! Khi mua đất họ trả giá rẻ được vì chính họ làm ông thầy của cái anh đứng ra bán, bảo sao nó cũng phải nghe. Rồi khi bán lại đất, họ cũng nắm trong tay quyền sai phái cái cậu đứng ra mua, bán giá nào nó cũng phải chịu. Giống như tự mình bán cho mình, rồi lại tự mình mua lại của mình vậy, giá nào mà chẳng được? Cái “vật” được đem ra mua và bán ở đây là đất, không thuộc về các ông áy mà họ vẫn nắm quyền mua rồi bán, bán vào đúng lúc nào họ muốn. Như thế đó mới là đỉnh cao trí tuệ.

Giống như bây giờ tôi đến nhà bạn, thấy bạn có trái bưởi thơm quá. Màn thứ nhất: Tôi bảo anh đầy tớ của bạn tổ chức một cuộc bán đấu giá trái bưởi. Tôi là người duy nhất có mặt, trả giá một đồng và mua được ngay, tôi đưa bạn một đồng rồi đem trái bưởi ra về. Vài bữa sau, hay là ngay hôm sau, tới màn thứ hai: Tôi tới nhà bạn và anh đầy tớ của bạn tổ chức bán đấu giá trái bưởi lần nữa. Chỉ có mình tôi bán cho nên khi tôi xin bạn trả tôi 20 đồng, anh đầy tớ đồng ý ngay. Tôi trả lại bạn trái bưởi và cầm 20 đồng bỏ túi. Trong tất cả hai màn kịch mua bán đó, tôi nói giá nào người đầy tớ của bạn cũng đồng ý hết. Giản dị, vì nó là tay sai của tôi. Nó chỉ sợ tôi chứ không sợ ai cả. Mà bạn cũng vậy, bạn không dám cãi nó, vì bạn cũng sợ tôi nốt. Vì tôi vừa là đảng, vừa là nhà nước, lại là đại biểu của nhân dân luôn! Mua bán như vậy gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng còng số tám!” Bởi vì tôi có còng số tám sẵn trong tay, không nghe tôi cũng không được.

Câu chuyện xẩy ra ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương diễn ra giống hệt như vậy. Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, đảng Cộng Sản cướp hết đất đai ở miền Nam trong đó có những khu vườn cao su. Tất cả đất đai từ nay thuộc về toàn thể nhân dân Việt Nam. Các ông nhà nước làm đầy tớ của dân, các ông đó do đảng chỉ định và được đảng lãnh đạo; họ chỉ quản lý đất đai giúp dân thôi.

Mấy năm sau khi “giải phóng” các thửa đất của mọi người, màn thứ nhất mở ra: Công ty quốc doanh Sobexco đang quản lý 642 ha (mẫu Tây) đất cao su tuyên bố làm ăn thua lỗ, nợ nhiều quá, xin bán đất để trả nợ. Chẳng hiểu họ vay tiền những ai, vay về làm những gì, và tại sao lại nợ nhiều như thế. Nhưng họ đã xin phép và được tỉnh Bình Dương cho phép bán. Giá đất tính bình quân 50 triệu một mẫu, hecta. Công ty Sobexco do đảng Cộng Sản lãnh đạo. Chính quyền tỉnh Bình Dương cũng được đảng Cộng Sản lãnh đạo. Và có 40 người đứng ra mua những khu đất vườn cao su đó với giá 50 triệu một mẫu, họ cũng nằm trong đảng. Nhóm 40 người này không cần đảng lãnh đạo; mà ngược lại, chính họ lãnh đạo đảng trong chuyện mua bán này! Cho nên sau vài lần thay đổi giấy tờ, Sobexco được cho phép “bán với quyền sử dụng đất,” rồi được vội vàng cấp sổ đỏ, tức là các đại gia trở thành chủ đất, những mảnh đất trước kia là của tư bị cướp biến thành của công, giờ lại quay ngược chiều biến trở lại thành tư hữu, dù chỉ nắm quyền sử dụng. Màn thứ nhất này kết thúc vào năm 2001.

Bước vào năm 2006 thì đến màn thứ hai. Biến cố chính trong màn hai này là đất tư hữu lại được biến hóa trở thành đất công với giá mới. Tất cả những màn kịch này diễn ra trong thời gian ông Nguyễn Minh Triết nắm đầu tỉnh Bình Dương và được tiếng là một cán bộ lãnh đạo tỉnh rất “năng nổ.”

Trong màn thứ hai những nhà đầu tư mua đất bắt đầu đem flip, đảo mặt cái miếng thịt chiên là những mảnh đất ngày xưa vẫn trồng cao su. Tỉnh Bình Dương có một công ty Xuất Nhập Khẩu Bình Dương, và công ty này làm ra cái dự án xây dựng Khu công Nghiệp An Tây. Tình cờ (!)nơi xây dựng dự án nằm ngay trong khu đất 642 mẫu đất trồng cao su ngày xưa, đã biến thành của tư hữu của các đại gia trong đảng. Chính cái tỉnh này đã bán đất công vườn cao su cho 40 đại gia, bây giờ họ sắp sửa mua lại.

Thương hải biến vi tang điền, cho nên sang năm 2006, số đất mà 6 năm trước đó được nhà nước Cộng Sản tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng một hecta, nay sắp biến thành Khu Công Nghiệp đã được công ty quốc doanh nhận đền bù cho các chủ đất với giá một tỷ đồng một hecta. Tức là mua giá một đồng, bán giá 20 đồng. Ngay Bill Gates cũng không kiếm tiền nhanh như thế! Trong bốn tháng, từ Tháng Bảy đến Tháng Mười năm 2007, công ty Xuất Nhập Khẩu Bình Dương đã trả ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su cũ.

Nhưng trong số 40 đại gia của tỉnh Bình Dương có những người không chịu nhận mức lời vốn một đồng lời 20 đồng. Chắc họ nghĩ có thể còn kiếm lời cao hơn, cho nên không chịu bán. Trong số 280 mẫu đất không chịu bán đó có 185 mẫu thuộc ông Hai Tâm, mà bà vợ ông là chị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không biết bà Hai Tâm tính toán ra sao, nhưng chúng ta có thể tưởng tượng sau này khu công nghiệp thành hình rồi thì tất cả đất đai chung quanh chắc sẽ lên giá. Biết đâu trong mười năm nửa giá một hecta đất đó sẽ lên tới 5 hay 10 tỷ đô la?

Chính vì bà Hai Tâm không chịu bán cho nên mới có vụ công an phải “cưỡng chế” bắt phải bán. Nhờ thế mà nhân dân vô sản toàn thế giới mới biết câu chuyện xẩy ra như thế nào! Chưa biết phe Nguyễn Tấn Dũng và phe chống Nguyễn Tấn Dũng sẽ đấu đá nhau kết quả ra sao. Chắc đảng Cộng Sản sẽ xử lý nội bộ với nhau để giữ “ổn định chính trị!”

Cuộc cách mạng Cộng Sản ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều là những vụ cướp tài sản. Ðúng như lời Karl Marx đe dọa: Những kẻ ăn cướp sẽ bị cướp lại! Những người Cộng Sản đầu tiên đã hát vang câu: “Bao nhiêu lợi quyền sẽ về tay mình” trong bài Quốc Tế Ca. Mình ở đây là giai cấp vô sản. Ðảng Cộng Sản cướp được chính quyền ở nước nào là họ chiếm ngay hết của cải, từ đất ruộng, nhà máy cho đến sức lao động của người dân, thu vào tay đảng sử dụng. Sau đó, đảng dựng lên guồng máy nhà nước chuyên chế thay mặt cho giai cấp vô sản để quản lý của cải chung. Nhà nước quản lý thì nhà nước phải được trả tiền công. Cũng giống như tại tại các nước tư bản có những ông bà quản lý quỹ đầu tư hedge funds (quỹ đối trọng, nói theo kiểu Hồng Kông). Trong các quỹ này các nhà tư bản góp vốn, các vị quản lý lo làm ăn sao cho vốn liếng sinh lời. Và mỗi năm các nhà quản lý được hưởng 1% hoặc 2% tài sản, cộng với 10 tới 20% tiền lời, ai không chịu thì đừng góp vốn.

Nhưng các đảng Cộng Sản khác giỏi quản lý những quỹ đối trọng. Toàn dân là những người góp vốn cho họ, không góp cũng không được, vì đây là “chuyên chính vô sản.” Các đảng viên Cộng Sản làm việc quản lý tự ấn định tiền công của mình, không tính phần trăm nào nhất định cả.

Ðến khi đảng “đổi mới” thì họ làm ngược lại, một cuộc cách mạng ngược chiều. Ðảng đem chia những của cải mà đảng đã cướp được thời trước. Ðem tư hữu hóa là cách chia giản dị nhất. Chia cho ai? Một vụ vườn cao su ở Bình Dương là thí dụ điển hình cho tất cả quá trình làm cách mạng ngược chiều của các đảng ở Việt Nam, ở Trung Quốc, và mai mốt sẽ được thực hiện ở Cuba, ở Bắc Hàn.

Ðồng bào Việt Nam coi tất cả những tấn tuồng trên mà chỉ cười trước cảnh những cán bộ Cộng Sản tranh ăn với nhau mà không ai nổi giận, thì đúng là cả nước Việt Nam đã biến thành triết nhân quân tử hết cả rồi.

Ngô Nhân Dụng
Nguồn: Người Việt Online
30-4 Và Tượng Đài Diệt Cộng

Hãy nói cho dân tôi nghe,
bọn giặc Hồ buôn dân bán nước.
Hãy nói cho dân tôi nghe ,
bọn Việt cộng bán nước buôn dân.
Bảo Giang

Quang cảnh lễ tưởng niệm Tháng Tư Ðen tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster,
hôm Chủ Nhật vừa qua
Cứ mỗi năm đến ngày 30-4 là người dân Việt trên toàn thế giới lại nhìn nhau và tự hỏi:
- Đến bao giờ ta mới lấy lại được quê hương để xóa đi kiếp đời nô lệ và lưu vong? Đến bao giờ ta mới được hát lại bài ca Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền với bước đi hiên ngang tự chủ trên phần đất của quê ta?
Hỏi như thế là người dân Việt Nam ngày nay đã thấm nỗi đau của việc mất nước, để người trong nước thì làm nô lệ cho Việt cộng ( chủ nghĩa cộng sản) và người ở ngoại quốc thì thật khó mà nuôt trôi miếng bánh, dù rất ngon ngọt, trên phần đất lưu đày.
• Tại sao lại có chuyện nghịch lý, người Việt sống trên quê hương mình mà phải coi là nô lệ và người ở nưóc ngoài, nay đã mang những quốc tịch ngoại như Mỹ, Úc, Pháp Canada , Đức v.v. mà lại bảo là tùi cho tấm bánh trên phần đất lưu đày? Há người viết là kẻ bi quan? Bởi lẽ, nước Việt Nam vẫn còn đó, vẫn có mặt trên bản đồ thế giới. Vẫn có một dân số ghi trong sổ bộ thế giới là hơn 80 triệu ngươi trong tổng số hơn 4 tỷ người trên trái đất. Đặc biệt, vẫn có ngôn ngữ riêng, chữ viết riêng và cả một nền văn hóa Nhân Bản do người tỵ nạn ra khỏi nước, đem vào sinh hoạt trong cộng đồng thế giới và làm cho thế giới phải ngưỡng mộ. Vậy tại sao lại gọi là mất nước?
Vâng, gọi là mât nước, bởi vì, từ năm 1930, bọn Hồ chí Minh và tập đoàn cộng phỉ đã đem chủ thuyết vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc vào Việt Nam với mục địch chối bỏ tình nghĩa gia đình, tiêu diệt nền luân lý đạo đức của xã hội, của tôn giáo rồi xoá bỏ ranh giời tổ quốc để làm nô lệ cho chủ nghĩa cộng sản. Nhưng núp dưới chiêu bài chống ngoại sâm, giải phóng dân tộc. Việt cộng đã cướp được chính quyền ở miền bắc vào năm 1954 rồi đẩy cả nước vào cuộc chiến đẫm máu. Với sự trợ giúp đắc lực của hai đế chế cộng sản Nga- Tàu, Việt cộng đã thắng trong cuộc chiến súng đạn với Mièn Nam vào ngày 30-4-1975. Từ ngày đó, nước Việt Nam với chủ thuyết Nhân Bản, Dân Tộc, tôn trọng nếp sống luân lý, đạo đức gia đình, đạo đức tôn giáo, bảo vệ ý thức tự chủ về nền độc lập của quốc gia đã bị Việt cộng thôn tính và xóa sổ. Ngày nay, trên bản đồ VN, vẫn còn sắc dân Việt Nam, nhưng bản thể nhân bản xã hội của Việt Nam không còn chỗ đứng. Trái lại, chỉ có bản thể duy vật biện chứng nô lệ được tồn sinh, phát triển mà thôi. Trong chiều hướng phát triển này, người ta dễ kiểm nhận những sự kiện sau:
1, Xã hội nhân bản Việt Nam bị đồng hóa và được thay thế bằng bản thể duy vật biện chứng (ác độc. bất nhân) của cộng sản.
Tôi không biết nhiều về đời sống của dân mình trưóc năm 1954, nhưng từ sau đó và cho đến năm 1975, đi bất cứ nơi đâu, từ thôn quê cho đến thị thành, gặp bất cứ giai cấp nào của xã hội ở miền nam, tôi vẫn còn nhìn ra được, ở trong đó, tuy trình độ dân trí không cao, nhưng họ là những nhân phẩn đáng qúy trọng với đầy đủ nhân tính. Nghĩa là họ hiền hậu, đạo nghĩa, không dối trá và luôn cố gắng xây dựng đời sống dựa trên căn bản lương thiện. Ba tôi cũng thường kể cho con cháu nghe về những câu chuyện, mẫu người tương tự như thế ở ngoài bắc vào trưóc năm 1954. Nhưng ngưòi cô của tôi, ở lại ngoài bắc, đã vào thăm cha mẹ tôi ngay sau cái ngày mà người ta vẫn còn say men chiến thắng vào tháng 8-1975. Sau hai tháng thăm bà con thân nhân ở trong nam, trong bữa cơm tiễn biệt để kẻ ở Nam, người về Bắc, cô đã nói vơi cả gia đình tôi là: Điều hạnh phúc của anh chị và các cháu ở trong nam là đã được sống hơn chúng em và đồng bào ta ở ngoài kia 20 năm trong tình người chân thật. Sự giàu nghèo , cách biệt về vật chất, tuy là một khổ cực, nhưng không phải là thước đo hạnh phúc. Tiếc rằng, dưới cái chết độ này, nay mai cả nưóc ta đều phải sống bằng sự giả dối của nhũng kẻ nô lệ. Phải lừa đảo lẫn nhau mà sống!
Chúng tôi không hiểu được điều cô đã nói vào hôm ấy, nhưng dần dần, và cho đến nay,
có lẽ cả nước đã nhận chân được gía trị của câu nói ấy là: Người Việt Nam đã bị Việt cộng đồng hóa bằng đời sống dối trá, lừa đảo và phản bội. Nói một cách chính xác hơn, người Việt Nam đang phải sống theo kiểu sống của Việt cộng mà Trần quốc Thuận, phó chủ nhiệm quôc hội của chúng đã định nghĩa như sau (10-2006): “ Ngày nay, người ta phải nói dối nhau mà sống. Nói dối lâu ngày thành thói quen, Thói quen lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là đạo đức của xã hội Việt cộng”
2. Nền Văn Hóa Nhân Bản Việt bị thay thế bằng nền văn hóa nô lệ.
Nền văn hóa nhân bản của Việt Nam cả nghìn năm trước được xây dựng vững chắc trên hai lãnh vực, Văn hóa bình dân ( văn chương truyển khầu, Ca Dao Tục Ngữ v.v) và văn hóa văn tự, đặt nền tảng trên Nhân Lễ Nghĩa Trì Tín. Ai trong chúng ta chưa từng nghe qua lời ru vào đời khi còn nằm nôi: “ Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra(Ca dao). “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chi nhân mà thay cường bạo,” Bình Ngô Đại Cáo ( Nguyễn Trãi)
Đó là văn hóa, đó là tự hào và là sự tồn sinh của dân tộc. Và hẳn nhiên, ai cũng biết là ngày xưa khi đến trường, ( kể cả dưới thời pháp thuộc) một trong những điều đầu tiên trẻ đươc dạy dỗ là: Tiên học Lễ hậu học văn. Nghĩa là, học đường có cả một chương trình về Nhân Lễ Nghĩa Trì Tín cho học sinh. Hơn thế, còn cả một chương trình dài về lòng tự chủ, tính độc lập của quê hương để phát triển tinh thần yêu nươc thương dân cho những mầm non của đất nươc. Chính vì có một nền văn hóa nhân bản lâu đời ấy nên thời nào đât nước ta cũng có những anh kiệt. Xa kia thì có Hưng đạo Vương, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung… Gần thì như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Phan thanh Giản rồi Nguyễn thái Học đến những Ngô đình Diệm, Nguyễn khoa Nam, Pham văn Phú, Trần văn Hai, Lê văn Hưng Lê Nguyên Vỹ, Hồ ngọc Cẩn….Mỗi người một vẻ làm nên những nét đẹp tô thắm non sông.
Nhưng kể từ ngày đất nươc ta bị Việt cộng ( chủ nghĩa cộng sản) đô hộ, học đường không còn là nơi đào tạo những anh kiệt cho non sông nữa. Trái lại, nơi ấy trở thành lò đào luyện những bội phản và vô đạo theo gương bất nhân bất nghĩa của Hồ chí Minh.
Nói cách khác, nơi ấy chỉ chuyên lo đào tạo những kẻ phục vụ cho chủ nghĩa cộng sản trong mưu đồ triệt hạ chủ nghĩa quôc gia độc lập. Kết qủa là sau mấy mươi năm dân ta bị Việt cộng đô hộ. Người dân đã đánh mất bản ngã tự chủ của dân tộc, đi sâu vào con đường bạc nhược, mất tính phản kháng nên để mặc cho đám quan chức của bọn cộng sản tự tung, áp chế, đè lên đầu lên cổ dân ta bằng những hệ thống luật pháp phi luân, phi pháp, bất nhân bất nghĩa. Phần chúng, tựa đầu vào thế lực cộng sản, chiếm lấy quyền lực và áp đặt lên dân tộc ta những bài ca không cha không mẹ, không đạo lý, không tổ quốc:
‘ Bên kia biên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương”, hoặc là” “ Thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông hương mười,” (Tố Hữu)
Với một nền tảng văn hóa và căn cơ phản trắc bẩm sinh như thế, nên những tên Việt cộng như Minh, Đồng, Duẫn, Giáp, Khiêm đến Mười. Phiêu, Khải, Anh, Kiệt, Cầm đều tựa đầu vào thế lực của cộng sản mà nắm được quyền lực, làm thái thú ở Việt Nam, chúng đã không ngần ngại cắt đất, cắt biển của dân tộc Việt Nam để dâng cho quan thầy tầu cộng. Và ngày nay thì đến bọn Dũng, Mạnh, Triết, Trọng theo chiến lược của đảng cộng mà cắm lại cọc mốc biên giới vào sâu trong nội địa nước ta. Tệ hơn thế, chúng còn rước bọn tàu cộng vào chiếm đóng ngay giữa lòng đất của quê hương ta là Cao Nguyên Trung Phần.
Ai cũng biết, dưới một chế độ nô lệ, dân bản xứ bao giờ cũng bị áp đặt bởi một chính sách ngu dân và bưng bít thông tin, nên dân bản xứ không hề hay biết gì về những việc làm phi nhân bất nghĩa của nhà cầm quyền. Thời Pháp thuộc, dĩ nhiên, cũng không có ngoại lệ. Nhưng nay dưới thời Việt cộng, dân ta còn bị áp đặt bằng một hệ thống tuyên truyền bất lương gian trá hơn. Từ sách giáo khoa về địa lý, lịch sử cho đến báo chí và truyền thanh truyền hình thời sự, giao tế hàng ngày, hầu như rất khó tìm được một biểu hiện thật, tin thật. Trái lại, chỉ thấy những trò bất lương và gian trá của nhà nước để lừa dối dân chúng. Tệ hơn thế, chúng còn ra sức biến dân ta thành một tập đoàn chỉ biết nói dối, lừa đảo nhau mà sống. Ai dám nói lên điều thật lẽ thật thì ngục tù, tra tấn của chế độ áp bức ấy không hề nương tay.
Theo đó, nếu đem so xánh cái bạo tàn của thời Pháp thuộc với cái ác độc của chế độ cộng sản thì xem ra, cái bạo tàn, ác độc của chế độ Việt cộng đè trên cổ dân ta còn bạo tàn gấp trăm lần cái bạo tàn của phong kiến và thuộc địa góp chung lại. Thực vậy:
1. Thời Pháp thuộc, chúng củng giết dân ta, nhưng đa phần là giết lén lút, và giết từng cá nhân đơn lẻ. Thời Pháp thuộc không có chính sách giết người tập thể như Việt cộng đã áp dụng vào thời đấu tố, hay trong lúc chiến tranh vào tết Mậu Thân ở Huế vào năm 1968. Và chưa có thời nào những kẻ sát nhân lại đắc dụng như thời Việt cộng
2. Thời Pháp thuộc, nhà cầm quyền vẫn có chủ trương xây dựng và giáo dục nền văn hóa, luân lý nhân bản xã hội cho học sinh. Trái lại, chế độ áp bức của Việt cộng chủ trương xây dựng xã hội không dựa trên chủ thuyết nhân bản và luân lý xã hội. Nhưng dựa trên nền tảng vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo. Chúng muốn xoá bỏ hẳn nền luân lý nhân bản đạo đức của xã hội để theo gương của Hồ chí Minh là chối bỏ tình nghĩa, liên hệ trong gia đình. Hủy diệt niền tin và luân lý đạo đức của tôn giáo của xã hội, cuối cùng là xóa bỏ biên cương của lãnh thổ
3. Dưới thời Pháp thuộc, đường biên giới của tổ quốc ta không bị xâm lấn và bọn thực dân cũng không bao giờ cắt đất cắt biển của dân ta giao cho kẻ khác, để cùng chia sẻ quyền lợi với lân bang.
Thời cộng sản đô hộ dân ta thì sao?
1. Về đối nội, như đã nói ờ trên. Mặt đối ngoại: Chúng chủ trương đưa đất nước Việt Nam vào qũy đạo thuộc địa, làm nô lệ cho tàu cộng. Bằng chứng điển hình là:
1. Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng đã cúc cung đời nô lệ qua việc ký công hàm năm 1958, công nhận chủ quyền 12 hải lý của Tàu cộng trên quần đảo Trường Sa Hoàng Sa là phần đất thuộc Việt Nam về mặt lịch sử và trực thuộc miền nam Việt Nam quản trị theo hiệp định Geneve năm 1954 quy định.
2. Đến cuối năm 1999 và 2000, Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Nguyễn mạnh Cầm lại ký hiệp định và hiệp thương về biên giới và lãnh hải nhường thêm những địa danh như thác Bản Dốc, Ải Nam Quan và vùng biển bắc bộ rộng hàng ngàn ngàn Kilô mét vuông trên bộ cũng như lãnh hải, cho Tàu cộng để tỏ rõ ý chí thần phục bành trướng phương bắc.
3. Đến nay, Nguyễn tấn Dũng, Nông đức Mạnh, Nguyễn minh Triết, Phạm phú Trọng, không những chỉ đồng ý đóng lại các cột mốc ở biên giới lui sâu vào xương thịt Việt Nam cho vừa lòng Tàu cộng. Chúng còn ruớc Tàu qua cao nguyên trung phần Việt Nam, tiếng là nhượng đặc quyền quản trị và khai thác mỏ bauxite. Nhưng thực tế là chúng đang thực hiện chủ trương đưa Việt Nam vào vòng nô lệ của tàu bàng cách bao che và khai mở ra cuộc di dân vĩ đạì, được bảo vệ và tổ chức từ phương bắc tràn qua lãnh thổ Việt Nam sinh sống một cách hợp pháp. Hợp pháp vì nhà cầm quyền Việt cộng có khi nào dám đòi hỏi đến việc cấp chiếu khán có thời hạn, hoặc được quyền kiểm soát số nhân viên thuộc công nông trường và an ninh của tàu cộng sang sinh sống, khai thác hầm mỏ hay rà đặt các căn cứ quân sự? Những đặc khu này có phải là một nhượng địa cho Tàu cộng hay không?
Đó là những tội trạng, Trời không tha, đất không dung của Việt cộng đã phạm với dân tôc ta. Nhưng tệ hại hơn cả là, cho đến nay nhiều người vẫn chưa nhìn ra được là mình đang sống dưới ách nô lệ của cộng sản. Cứ tưởng Việt cộng là nguồn gốc nhân bản Việt Nam, nên vẫn có kẻ đi theo chúng để kiếm sống, rúc rỉa tìm ăn trên muôn vàn thống khổ của toàn dân. Tệ hơn thế, còn có loại cho chúng là những “ lương đống” đã ra tay cứu dân cứu nước.
Nay, 30-4 rồi, hãy thực tâm một lần, đặt chúng lên bàn cạn đo và hỏi xem chúng là ai?
Chúng là những lương đống, tôi thần cứu nước của Việt Nam hay là bọn gian manh bán nước. Hoặc chúng là tiên là phật là thánh là người hay là loài có đuôi?
1. Là những lương đống, tôi thần cứu nước thì không thể là những kẻ bán nước giết dân. Bọn Hồ chí Minh và Việt cộng không đồng nghĩa với định nghĩa này. Bằng chứng, hãy nhìn cuộc đấu tố từ 1953- 1957, rồi vụ án Nhân Văn Giai Phẩm đến tết Mậu Thân ở Huế. Hãy nhìn cho kỹ những bản văn chúng gọi là công hàm về Trường Sa, Hoàng Sa năm 1958 và hiệp thương về Nam Quan, Bản Dốc vào năm 1999 và năm 2000 thì đủ biết chúng không phải là nhưng “lương đống” của dân Việt. Trái lại, chúng đích thực là những tên nghịch tặc phản quốc cầu vinh.
2. Bảo rằng chúng “đánh Mỹ cứu nưóc, giải phóng miền nam“ để cứu dân chăng? Dứt khóat ngươi dân Việt Nam không cầu có cuộc chiến này. Nói cách khác, ngưới Việt Nam cầu có được cách “nô lệ” vào những tháng ngày trưóc 30-4-1975. Ngưới Việt Nam không muốn nhận những qủa đạn giải phóng vào trường học Cai Lậy để giết chết những mầm non của quê hương Việt. Việt Nam không muốn nhận những qủa đạn giải phóng gởi vào nhà thờ, gởi vào nhà Chùa. Người Việt Nam không muốn đươc giải phóng bằng lựu đạn, bằng dao mã tấu và bằng đạn Ak, bằng sơn pháo dọc trên các đại lộ, trong thành phố hay trong các thôn làng. Nhưng ngươi Việt Nam muốn đươc “nô lệ “ trong Tự Do, Nhân Quyền, Công Ly và muốn hưởng một xã hội ấm no trong nền luân lý và đạo đức làm ngươi như trước ngày 30-4-1975. Đó là lời thật, lẽ thật. Đó là ươc muốn của ngươi dân Việt Nam. Nên “ giải phóng miền nam” chỉ là ngụy từ của một bọn cướp không hơn không kém.,
3. Việt cộng muốn gì khi chúng khơi cuộc chiến tranh? Trước hết là muốn giải tỏa áp lực ở miền bắc. Sau cuộc đấu tố phú nông địa hào dã man từ 1953-1956 và vụ án Nhân Văn Giao Phảm, miền bắc đã thực sự rơi vào cơn khủng hoảng, không có lối thoát. Nên việc mở chiến tranh vào miền nam vơi chiêu bài “ chống Mỹ cứu nước” chỉ là một phương cách giải áp lực cho bè lũ cộng sản ở miền bắc cũng như để chúng thực hiện phương cách làm tay sai, mở rộng biên giới cho bọn cộng sản Ngà tàu. Theo đó, không thể có chữ “ lương đống” cho bọn gian manh cộng sản.
Chẳng lẽ chúng lại là Tiên, là Thánh, là Phật hay là người?
Câu hỏi này không khó trả lời. Bởi vì, nếu là Phật thì Phật không thể pháo kích vào chùa giết Phật tan như xác pháo. Là Thánh thì thánh đã không đột kích nhà Thờ để tặng cho tượng Thánh qủa mìn nát tan thây. Là người thì người không thể tặng mìn tặng pháo, tặng mã tấu cho ngưòi miền nam. Vậy chúng là ai? Qủy dữ chăng? Không, chúng là Việt cộng đãy. Không phải là Phật, không phải là Thánh và cũng không chắc là người có nhân tính đâu. Bởi lẽ, trong sách vở vẫn thường bảo rằng, Chỉ có loài ác qủy mới chống lại thần thánh và nhân bản con người thôi!
Nay, sau 34 năm đưa lên bàn cân đo, tôi tin rằng không còn một người Việt Nam nào nghi ngờ về sự kiện là Tiên là Phật là Thánh là lương đống là ngưòi có nhân bản tính của chúng nữa. Trái lại, những bộ măt thật của loài có đuôi đã hiện nguyên hình rồi. Theo đó, chỉ cón lại một câu hỏi duy nhất là: bằng phương cách nào chúng ta sẽ khai trừ chúng ra khỏi xã hội Việt Nam?


Nhân ngày Quốc Hận thứ 34, ta hãy nhìn lại mính và hãy nhìn người xem thế nào? Việt Nam và Ba Lan có những gì khác hoặc giống nhau, để một bên đã thành công trong việc thiêu rụi cái chữ chủ nghĩa cộng sản trên quê hương, còn một bên vẫn phải còng lưng đeo hai chữ nô lệ cho cộng sản.
Này nhá:

* Ba lan chỉ có mỗi tượng đài Lech Walesa. Việt Nam ta có cả trăm, thậm chỉ cả ngàn tượng đài Lech walesa!
* Ba Lan chỉ có mỗi công đoàn Đoàn Kết. Việt Nam ta có hàng trăm đảng phải, hội đoàn, tổ chức chống cộng.
* Ba Lan có một khát vọng tiêu diệt cộng sản để xây dựng một xã hội Tự Do, theo thể chế Dân Chủ Đa Nguyên và dựa trên nền tảng Bình Đẳng và Công Bằng trong xã hội Việt Nam ta cũng có cùng chung một khát vọng như dân tộc Balan. Nhưng tại sao họ thành công còn ta thì mãi chỉ là một giấc mơ.
Dễ hiểu lắm, tại họ chỉ có một Lech Walesa, chỉ có một công đoàn đoàn kết, còn ta có nhiểu qúa!

- Bạn toàn nói chuyện dở hơi, càng đông càng vui, càng nhiều càng qúy chứ? Tiền nhiều không thích lại thích có một đồng à?
Vâng qúy lắm. tôi viết thế, không có nghĩa là Ba Lan chỉ có một tổ chức và chỉ có mỗi một Lech Walesa. Nhưng là Ba Lan và hàng trăm hàng ngàn Lech Walesa khác biết xây cho quốc gia của họ một tượng đài là Lech Walesa và một công đoàn Đoàn Kết để đối đầu với cộng sản. Chính điểm này, họ đã thắng cộng sản.
Nay nhìn về Việt Nam, hỏi rằng chúng ta có thể xây cho quê hương ta một tượng đài khả dĩ có thể đạp đổ chế độ cộng sản tại đó chăng?
Dĩ nhiên là có và chắc chắn tượng đài của chúng ta xây, nếu không hơn thì cũng không thể nào thua kém Lech Walesa. Đó là Lê thị Công Nhân. Một luật sư trẻ đủ can trường, đầy ắp lòng nhân, có trí, đã tự xóa bỏ đi cái đài các kiêu xa của mình để nhập ngục cứu quốc. Người này rất xứng đáng để người dân Việt gởi gắm niềm tin, để ký thác thành một tượng đài tiêu biểu cho toàn dân trong công cuộc diệt cộng cứu quốc và kiến quốc. ( viết như thế, tôi e rằng có nhiều người chu mỏ, bỉu môi và cho kẻ viết là nông cạn. Vâng có thể là như thế. Nhưng xin những ai kia dám chu mỏ ra, hãy nhìn kỹ xem, mình là ai, đang ở một chỗ đứng nào để tin rằng, tôi đây mới đúng là tượng đài?). Lại nữa, ý kiến này không có nghĩa là Lê thị Công Nhân ở trên hết thảy. Trái lại, trong cuộc thế hiện tại, Lê thị Công Nhân cũng giống như Aung San Suu Kyi là niềm tin của Miến điện hoặc là Nelson Mandela của Nam Phi lúc trước. Theo tôi, một khi tượng đài Lê thị Công Nhân càng cao, càng chắc cái tượng bùn của Hồ chí minh càng chóng tàn.
Để kết cho bài viết này, tôi xin được ghi lại đây một câu chuyện nhỏ với vài ba người bạn trong cuối ngày trước đêm 30-4-2009.
1. Ở Ba Lan có nhiều người tài giỏi, kinh nghiệm tranh đấu, học vị, địa vị cao hơn Walesa lúc khởi đầu không?. Có và có rất nhiều.
2. Ở Việt Nam có nhiều người tài giỏi, kinh nghiệm tranh đấu, địa vị học vị cao hơn Lê thị Công Nhân không? Có và có rất nhiều.
3. Lê thị Công Nhân có can đảm bằng Lech Walesa không? Hơn, hơn hẳn, Nhân dám thách đố với cái chết và coi việc nhập ngục cứu quốc như đi một nhận một nhiệm sở mới.
4. Lê thị Công Nhân có được học vị như Lech Walesa không? Hơn, hơn hẳn, Lê thị Công Nhân là một luật sư. Lech Walesa là một thợ hàn trong nhà máy.
5. Lê thị Công Nhân có được người dân thưong mến như dân Balan qúy trọng Lech Walesa không? Cho đến nay chẳng một người nào ghét bỏ Lê thị Công Nhân cả.
6. Lê thị Công Nhân có bị điều tiếng gì hay không? Không tuổi trẻ và tấm lòng trong sáng của Nhân vì đất nước thì đến nay, ai cũng qúy mến.
7. Lập trường của lê thị Công Nhân thì như thế nào? Hướng đi của Lê thị công Nhân đã được bày tỏ trong Cương Lĩnh tạm thời của đảng Thăng Tiến Việt Nam. Còn về lập trưòng cá nhân thì chính Lê thị Công Nhân đã công bố” cho dù chỉ còn có một mình tôi trên đường tranh đấu cho Nhân Quyền thì tôi cũng đi cho đến cùng. Công sản đừng có mong chờ bất cứ một thỏa hiệp nào, chứ đừng nói là sự đầu hàng từ phía tôi.”.
8. Nói thì ai chả nói được. Có gì bảo chứng cho lời nói ấy không?
9. Lê thị Công Nhân dám nhập ngục cứu quốc như đi nhận một nhiệm sở mới, có thể là một minh chứng cho hành động đi đôi với lời nói hay không?.
10. Lê thị Công Nhân còn qúa trẻ, non tay lắm, sợ rằng không gánh nổi trọng trách. Dĩ nhiên, công việc phải cần co nhiều ngưòi san sẻ bớt. Nhưng gìa mà chi? Khi ngồi xuống lại cần có ngươi kéo ghế, lúc đứng lên lại cần có người dìu! Ấy là chưa kể đến việc, lớn hay cầu lợi, trẻ thì vì lý tưởng. Đàng nào qúy hơn?
11. Ngoài Lê thị Công Nhân ra còn ai khả dỉ? Có hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn không chừng! Tuy nhiên, Nhị Trưng xưa có em có chị, Lê thị công Nhân không thể thiếu KHG Dương Nguyệt Ánh. Đây là người thứ hai, (thành một cặp Nhị Trưng của thời đại) khả dĩ có thể kết hợp toàn dân lại thành một khối để đập nát cái tượng bùn Hồ chí Minh.
12. Anh nói nghe lạ, còn Hoà Thượng Thích Quảng Độ, LM Nguyễn văn Lý, những bậc thầy ấy không khả dĩ hay sao? Không, vì các Ngài là những bậc chân tu khổ hạnh, thấy đơi nhiều dâu bể thì các Ngài lên tiếng tranh đấu đòi quyền sống, tạo hạnh phúc cho dân. Các Ngài không phải là những nhà làm chính trị. Các Ngài có những chỗ đứng rất đặc biệt trong lòng dân Việt, nhưng chắc chắn các Ngài không phải là những người tham chính, nên không khả dĩ.
13. Còn những nhà tranh đấu khác đang ở tù hay còn ở trong nưóc thì sao? Cha ông ta ngày xưa có bảo: một cây làm chẳng nên non. Tất cả đều là những tinh hoa của đất nước, nhưng có lẽ không một ngưòi nào trong số ấy khả dĩ có thể trở thành Lech Walesa cho Việt Nam hôm nay, ngoại trừ Lê Thị Công Nhân.
14. Ý kiến của anh nghe cũng ngộ ngộ, nhưng e rằng không thực hiện được! Tôi biết cái lý do ông muốn nói rồi. Không phải tôi nghe một lần, nhưng đã nghe hàng trăm ngàn lần, nghe suốt 34 năm qua rồi. Nhưng nếu không thực hiện được thì cái nghĩa trang ở hải ngoại sẽ còn chôn vùi thêm nhiều tên tuổi khác nữa. Và chờ ngày về thì…. cứ yên trí vác cờ đi mà kỷ niệm ngày Quốc Hận.
15. Bạn có vẻ bi quan, không dám tin vào cuộc quật khởi của dân tộc ta hay sao? Vâng tôi là kẻ nhát gan, rất yếu lòng tin. Điểm tựa không có, tôi lấy gì mà tin. Lực không, thế không, tượng đài cũng không lấy gì mà quật với lại khởi.
16. Trong cuộc chiến này dân ta cần điều gì nhất.
17. Những người can đảm,.
18. Dân ta đã có thừa những người can đảm.
19. Bạn hay nói chơi qúa. Nếu có nhiều ngươi can đảm thì họ đã dám vất bỏ cái tôi đi, rồi ngồi chung với nhau trong một lôcốt mà chiến đấu. Trong vườn thì cần nhiều loại hoa đua nhau nở, nhưng trong cuộc chiến thì chỉ cần một tư lệnh là đủ.
20. Đồ gàn…
21. Vâng, nhưng không dở…
Bảo Giang

Không có nhận xét nào: